Học xong ra trường còn phải lo lắng đi xin việc, chạy việc cho con là tâm lý chung của cha mẹ. Tuy nhiên, đó là một diễn biến “nằm ngoài” Khoa Quốc tế.
Tại sao nhiều sinh viên ra trường bị các doanh nghiệp từ chối? Định hướng, lý tưởng của sinh viên hiện nay có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển nguồn nhân lực phù hợp với đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
Theo số liệu từ Bản tin khảo sát thị trường lao động, được Bộ LĐ-TB&XH và Tổng cục Thống kê năm 2018, số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là khoảng 200.000 người mỗi năm. Con số này nhìn thoáng qua có thể không lớn so với 5 triệu lao động có trình độ tương ứng, nhưng nếu so với số sinh viên ra trường hàng năm thì con số này không hề nhỏ.
Có một điều còn đáng lo ngại hơn, khi có đến 60% sinh viên ra trường làm việc không đúng ngành đã học. Nếu vậy, tính ra chỉ có khoảng 15% sinh viên mới ra trường có việc làm đúng với chương trình mình được đào tạo.
Trong khi đó, nhóm sinh viên mới tốt nghiệp lại xem và hy vọng ứng tuyển vào nhóm công việc có mức lương 701 – 1.000 USD, vào khoảng 15,9 triệu – 22,6 triệu đồng/ tháng. Nhóm công việc có mức lương này đang cần tuyển ứng viên mới ra trường chỉ chiếm vào khoảng gần 6%, có nghĩa là tỷ lệ cạnh tranh của ứng viên khá cao.
Vì vậy, nếu sinh viên đủ năng lực sau khi tốt nghiệp đại học thì “việc xin người” là xu hướng tất yếu.
Đầu tư một, thu lợi mười
Học xong ra trường còn phải lo lắng đi xin việc, chạy việc cho con là tâm lý chung của cha mẹ. Đây là vấn đề nhức nhối, được xem như triệu chứng lâm sàng của “học đại học” hiện nay, thậm chí còn có thuật ngữ “phổ cập” đại học khiến cho tấm bằng đại học dường như mất giá trị.
Tuy nhiên, đó là một diễn biến “nằm ngoài” Khoa Quốc tế. Hay nói cách khác, sinh viên học tập tại Khoa Quốc tế có cơ hội việc làm cao hơn so với sinh viên cùng ngành đào tạo tại các cơ sở khác. Thay vì “mua việc”, hãy chi tiền “xứng đáng”!
Sinh viên Khoa Quốc tế tham dự Hội nghị mô phỏng ASEAN tại Singapore.
Tại Khoa Quốc tế, sinh viên được trang bị đầy đủ kỹ năng để có thể nhập cuộc vào thị trường lao động ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt hơn, khi học tập tại Khoa Quốc tế, sinh viên “không cần trả thêm bất cứ khoản phí nào” mà vẫn được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng để cạnh tranh trên thị trường lao động khó tính. Theo khảo sát độc lập của Khoa Quốc tế thực hiện năm 2018, phần lớn sinh viên tốt nghiệp của Khoa Quốc tế đã tìm được việc làm trong khoảng thời gian từ trước khi tốt nghiệp và dưới 6 tháng sau khi tốt nghiệp, chiếm 94,7%, trong đó tỷ lệ sinh viên có việc làm khi chưa tốt nghiệp lên đến 44.6%.
Doanh nghiệp không cần “đào tạo lại”!
Tư tưởng “sẽ được đào tạo lại khi đi làm” đã trở nên phổ biến, thậm chí “thịnh hành”, khiến cho phần lớn cử nhân tốt nghiệp ra trường đi làm “công nhân”. Nhà trường tốn công dạy dỗ, cha mẹ còng lưng lo ăn lo học rồi lại lo việc, doanh nghiệp oằn mình “dạy dỗ lại”.
Với hiện trạng này, rất ít cơ sở đào tạo trong nước đáp ứng được “khát khao” của doanh nghiệp trên thị trường lao động khắc nghiệt. Khoa Quốc tế là một trong những cơ sở đào tạo được các doanh nghiệp “có máu mặt” săn đón. Hội chợ việc làm JobFair 2019 do Khoa Quốc tế tổ chức thu hút gần 40 doanh nghiệp với hơn 400 cơ hội việc làm. Theo bà Trần Thiên Hương – Công ty TNHH Kiểm toán CPA Australia - chương trình đào tạo tại Khoa Quốc tế đã trang bị tốt cho sinh viên những kỹ năng chuyên môn cần thiết để làm tốt công việc của mình trong tương lai, giúp các em tăng được sức cạnh tranh của trên thị trường lao động đầy thử thách.
Trong cơn khát nguồn lao động chất lượng cao, Khoa Quốc tế không chỉ chú trọng vào chương trình học mà còn liên tục tổ chức các hoạt động hỗ trợ người học ngay từ khi các em “nộp tiền” vào Khoa Quốc tế: tư vấn hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng mềm, học tập trải nghiệm, thực tập – thực tế tại các doanh nghiệp lớn/tập đoàn đa quốc gia, tăng cường trải nghiệm qua hoạt động của các Câu lạc bộ chuyên ngành: CLB Tài chính – Kế toán FASIS, CLB Marketing IMC…
Đại diện doanh nghiệp và cựu sinh viên là diễn đàn là diễn giả của một chương trình toạ đàm dành cho sinh viên.
PGS.TS Lê Trung Thành chia sẻ: “Một sinh viên tốt nghiệp đại học, trong thời đại ngày nay, cần phải sở hữu được 4 yếu tố rất quan trọng là Knowledge (kiến thức) – Skills (kỹ năng) – Attitude (thái độ) – Habits (thói quen). Để phát triển nghề nghiệp trong tương lai, để đóng góp cho xã hội, làm việc được với các đối tác nước ngoài, để trở thành công dân toàn cầu, ngoài có kiến thức và kỹ năng thì nhất định phải có thái độ tích cực và thói quen tốt. Kiến thức và kỹ năng các em có thể học tập được trên giảng đường, nhưng thái độ và thói quen thì cần qua quá trình huấn luyện, rèn giũa. Và chương trình đào tạo của Khoa được thiết kế có hội tụ đủ 4 yếu tố đã nêu qua từng học phần, qua từng hoạt động theo chuẩn mực quốc tế”.
Khoa Quốc tế là đơn vị tiên phong trong đào tạo đại học và sau đại học các ngành, chuyên ngành toàn bộ bằng tiếng Anh, đã hợp tác với gần 40 trường đại học ở nước ngoài. Bằng cử nhân và thạc sỹ do Đại học Quốc gia Hà Nội và trường đại học nước ngoài cấp. Năm 2016, Khoa Quốc tế cũng là đơn vị tiên phong và đầu tiên trong Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai chương trình thu hút học giả, trong đó nhiều giáo sư ở nước ngoài tham gia vào công tác, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại Khoa. Chương trình đào tạo của Khoa được thiết kế và liên tục cập nhật tương thích với các chương trình tiên tiến trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu của xã hội, tạo điều kiện cho người học có thể làm việc ngay trong môi trường năng động, sử dụng thành thạo ngoại ngữ, hội nhập sâu rộng; đồng thời, tạo nhiều thuận lợi cho người học có thể học tập tiếp và làm việc ở nước ngoài.Tại Khoa Quốc tế, việc giảng dạy, học tập toàn bộ bằng tiếng Anh với sự tham gia của khoảng gần 100 giảng viên, chuyên gia hằng năm đến từ nhiều nước trên thế giới đã tạo ra môi trường học tập, nghiên cứu, làm việc năng động, sáng tạo, hiện đại và hội nhập cao.
Mục tiêu sống còn của Khoa Quốc tế là đào tạo chất lượng cao, cung cấp nguồn nhân lực lao động “đẳng cấp”, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sinh viên vững vàng trên thị trường lao động khắc nghiệt. Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên được tham gia các chương trình tham quan, thực tế doanh nghiệp, tìm hiểu về doanh nghiệp; gặp gỡ, giao lưu với các nhà tuyển dụng trong các chương trình giao lưu, toạ đàm, giúp sinh viên hiểu được yêu cầu của các nhà tuyển dụng và văn hoá doanh nghiệp. Đây cũng là điểm mới được Khoa đầu tư chú trọng vào từng học phần bắt đầu từ năm học 2019 - 2020.
Theo bà Từ Quỳnh Hạnh – Tổng Giám đốc Công ty Kiểm toán và Định giá Thăng Long T.D.K - sinh viên tốt nghiệp Khoa Quốc tế thể hiện là những người trẻ rất năng động, luôn chủ động học hỏi từ những người xung quanh và có ý chí. Các em có thể đáp ứng được ngay yêu cầu công việc dù chỉ mới là sinh viên ra trường.
Thời đại mới, “bắt cá không cần đuổi theo cá”
“Ngày tốt nghiệp là ngày thất nghiệp” – đó là tâm trạng chán nản của rất nhiều tân cử nhân hiện nay khi bước vào đời sau mấy năm ngồi trên ghế nhà trường. Không đáp ứng được kiến thức chuyên môn, tiếng Anh kém, không có kỹ năng mềm, không có khả nằng thích ứng với luật chơi của thị trường lao động,… là những lý do khiến một phần không nhỏ tân cử nhân thất nghiệp.
Nắm bắt được yêu cầu cao của thị trường lao động, Khoa Quốc tế tạo ra một môi trường học tập và nghiên cứu mang tính toàn cầu: kiến thức, kỹ năng toàn cầu; ngôn ngữ toàn cầu; khả năng hội nhập cao. Có như vậy, sinh viên tốt nghiệp sẽ không bao giờ bị rơi vào hoàn cảnh ngóng chờ công việc.
Với thế mạnh hợp tác đa quốc gia, Khoa được tiếp nhận chương trình đào tạo từ các trường đại học nổi tiếng trên thế giới như: Trường ĐH Keuka (Hoa Kỳ), Trường ĐH HELP (Malaysia), Trường ĐH East London (Vương quốc Anh), Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Lunghwa (Đài Loan), Trường ĐH Nantes (Cộng hoà Pháp), Trường Đại học Troy (Hoa Kỳ), Trường ĐH Canberra (Australia)…
Sinh viên Khoa Quốc tế trong chuyến tham quan thực tế tại doanh nghiệp.
Với chương trình học được tiếp nhận trực tiếp từ các trường đại học nổi tiếng trên thế giới, kết hợp với môi trường học tập trải nghiệm năng động, sinh viên Khoa Quốc tế được doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp đa quốc gia đánh giá cao về tính toàn diện “hiếm có khó tìm”. Thêm nữa, các chương trình của Khoa được thiết kế gắn với thực tiễn, với hoạt động của Việt Nam, sinh viên cũng được học với các giảng viên là giám đốc các doanh nghiệp, những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại doanh nghiệp trong nước nên có được thực tiễn và cách làm tại Việt Nam.
Theo PGS.TS Lê Trung Thành – Chủ nhiệm Khoa Quốc tế: “Để thành công trong thời đại kinh tế tri thức và hội nhập, ý chí và nhiệt tình không đủ, người học còn cần phải được trang bị những kiến thức khoa học, kỹ năng nghề nghiệp chuẩn mực, thông thạo ngoại ngữ để hội nhập quốc tế, có khả năng làm việc hiệu quả trên quy mô toàn cầu. Một cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực chất lượng cao phải có khả năng trang bị cho người học có năng lực, phẩm chất cơ bản ấy sau khi tốt nghiệp. Khoa Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU- International School) là một trong những đơn vị đào tạo đại học và sau đại học được Đại học Quốc gia Hà Nội giao, đã và đang đảm nhận sứ mệnh đào tạo với những giá trị cốt lõi như thế”.
Khánh Hạ
Phòng TC-HC
Trong gần 20 năm xây dựng và phát triển, Khoa Quốc tế - ĐHQGHN luôn coi trọng việc đào tạo những cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ, được trang bị những kỹ năng mềm và quan trọng hơn cả, đáp ứng được ngay với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Có thể tự hào khẳng định, thế hệ học viên, sinh viên tốt nghiệp đã gặt hái được những thành công nhất định trong các lĩnh vực công tác khác nhau, trên các cương vị công việc khác nhau. Học viên, sinh viên Khoa làm việc trong các cơ quan, đơn vị khác nhau, như Bộ Kế hoạch - đầu tư, Thanh tra Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Bộ Công an, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam, các ngân hàng, các trường đại học, cao đẳng, các doanh nghiệp nước ngoài… Thành công của học viên, sinh viên đã khẳng định mô hình phát triển của Khoa là đúng đắn, phù hợp với định hướng phát triển của ĐHQGHN và phù hợp với nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực bậc trung và cao trong điều kiện hội nhập quốc tế. Trong năm học 2019 - 2020, Khoa Quốc tế sẽ tuyển sinh các chương trình đào tạo cử nhân sau: Các chương trình do đại học nước ngoài cấp bằng: |