Đăng ký nội trú
 

Khoa Quốc tế - ĐHQGHN: Chưa giỏi tiếng Anh có vào học được ở Khoa Quốc tế

Trong các hình thức đào tạo, các chương trình đào tạo có yếu tố quốc tế đang được nhiều người quan tâm, bởi chương trình đào tạo được cập nhật, cách thức tổ chức giảng dạy hiện đại, liên thông quốc tế và khả năng hội nhập nhanh vào môi trường công việc của người học. Bên cạnh đó, sinh viên khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo này ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng còn có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo. Đây chính là một trong những yếu tố then chốt để các nhà tuyển dụng cân nhắc và tuyển chọn nhân lực về làm việc cho mình.

Hiện nay, nhiều thí sinh và phụ huynh khi nộp hồ sơ dự tuyển vào Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tỏ ra băn khoăn, không biết với trình độ tiếng Anh có được ở trường phổ thông, liệu các em có thể theo học tại Khoa hay không? Có rất nhiều băng khoăn về việc nếu chưa thành thạo tiếng thì làm sao sinh viên có thể học chuyên môn bằng ngoại ngữ? Những băn khoăn đó chủ yếu xuất phát từ 2 nguyên nhân chính sau đây: 


Các lớp học của chương trình Tiếng Anh dự bị đại học có sĩ số hợp lý, từ 20 – 25 sinh viên. 

 Nguyên nhân thứ nhất, do chương trình đào tạo tiếng Anh ở bậc phổ thông là chương trình phổ cập, học sinh chủ yếu học ngữ pháp và từ vựng, trong khi đó các kỹ năng khác như nghe, nói, đọc (lấy thông tin) và viết (văn phong khoa học) chưa được đưa vào chương trình đào tạo. Do vậy, việc đạt thành tích cao trong học tập môn tiếng Anh ở các trường THPT không đồng nghĩa với việc có thể theo học tốt các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh.

Nguyên nhân thứ hai, khi đang từ một cô, cậu học sinh trở thành sinh viên đại học, kỹ năng nghe và ghi chép của các em chưa được hình thành. Các em có thể ghi chép bằng tiếng Việt nhưng chưa quen khi làm việc này bằng tiếng Anh. Kỹ năng trình bày, diễn đạt câu, trả lời bằng tiếng Anh cũng chưa tốt khi bắt đầu vào học.

Một điều nữa cũng không kém phần quan trọng chính là việc các tân sinh viên chưa hình thành được thói quen tự đọc sách. Vì vậy, tiếp cận với sách chuyên ngành bằng tiếng Anh kèm nội dung kiến thức với khối lượng lớn chắc chắn sẽ là một trong những thách thức.

Trình độ tiếng Anh bằng “zero”, sinh viên vẫn có thể học tốt!

Để hỗ trợ sinh viên đăng ký theo học các chương trình đào tạo, Khoa Quốc tế đã xây dựng chương trình Tiếng Anh dự bị đại học với 5 cấp độ - học từ không biết gì đến trình độ đảm bảo đủ theo học chuyên ngành. Chương trình gồm các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Ở trình độ cao hơn, các sinh viên sẽ được học thêm các môn học như Văn phong khoa học, Tiếng Anh chuyên ngành – nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức phục vụ cho việc học chuyên ngành sau này. Ngoài kỹ năng Nói do giảng viên nước ngoài đảm nhiệm, sinh viên học chương trình còn được trau dồi trình độ tiếng thông qua hoạt động của các câu lạc bộ, các hoạt động giao lưu với sinh viên quốc tế, có nhiều cơ hội thực tập tiếng Anh ở nước ngoài theo chương trình học tập ngắn hạn do Khoa Quốc tế và các trường Đại học đối tác nước ngoài tổ chức. Những hoạt động này giúp sinh viên củng cố trình độ Anh một cách toàn diện và có tính ứng dụng cao.


Sinh viên Phương Anh (bìa phải), từ trình độ tiếng Anh zero, vào học chuyên ngành với chứng chỉ IELTS 8.0.

Điểm đặc biệt của chương trình Tiếng Anh dự bị đại học là sau khi nhập học, các sinh viên sẽ được làm bài kiểm tra để phân loại trình độ. Như vậy, sẽ tiết kiệm được cả thời gian lẫn chi phí học tập cho những bạn đã biết tiếng Anh hoặc có trình độ tiếng Anh nâng cao.

Nhưng nếu trình độ tiếng Anh của bạn là “zero” thì bạn cũng không nên nản chí! Chương trình Tiếng Anh dự bị đại học của Khoa Quốc tế sẽ giúp các bạn vượt qua rào cản về ngôn ngữ để có thể tự tin bước tiếp tới kho tri thức chuyên ngành mà các bạn đã lựa chọn. 

“Em bắt đầu học tại Khoa Quốc tế với vốn tiếng Anh vô cùng nghèo nàn, nên vô cùng lo lắng khi bắt đầu chương trình học Tiếng Anh dự bị đại học. Sau khi hoàn thành 5 cấp độ, em đã lấy được chứng chỉ IELTS 5.5. Em tiếp tục ôn luyện và hiện đã lấy được chứng chỉ IELTS 8.0 và hoàn toàn tự tin học các môn chuyên ngành. Em cảm thấy may mắn vì đã tìm đúng điểm khởi đầu - Khoa Quốc tế, cho việc học tiếng Anh của mình”, bạn Nguyễn Phương Anh, sinh viên Khoa Quốc tế, chia sẻ.    

Lợi thế của người học chuyên ngành bằng tiếng Anh

Tiếng Anh với vị thế ngôn ngữ quốc tế chính là tiêu chí hàng đầu trong yêu cầu tuyển dụng của các công ty, tập đoàn đa quốc gia; đồng thời là “hộ chiếu” để hội nhập quốc tế hiệu quả.

Sinh viên Khoa Quốc tế sử dụng tiếng Anh trong học tập và giao tiếp trong suốt thời gian học nên khả năng sử dụng ngoại ngữ của các bạn khá tốt.  Sinh viên Khoa Quốc tế luôn đạt được thành tích tốt tại các cuộc thi trong nước và quốc tế, hội nghị NCKHSV, giành được các suất tham gia các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, học bổng đi học chuyển tiếp và học bổng sau đại học ở các trường đại học nước ngoài. 


Sinh viên theo chương trình Tiếng Anh dự bị đại học tham gia cuộc thi Spelling Bee để tranh tài cao thấp

trong việc nắm từ vựng.

Trong các chương trình đào tạo của Khoa Quốc tế có hoạt động thuyết trình, nghiên cứu, giúp sinh viên tự tin hơn khi giao tiếp và phát triển đồng đều các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong quá trình học tập, nghiên cứu, nguồn tư liệu trong Thư viện của Khoa cũng như thư viện điện tử của các trường đại học đối tác nước ngoài giúp sinh viên tiếp cận với kiến thức đa dạng, thói quen tìm kiếm thông tin một cách khoa học cũng được tạo dựng mỗi ngày.

Với khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo,  hơn 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm tốt, phù hợp với ngành nghề đào tạo trong vòng 01 năm sau khi ra trường.

Những công việc “hái ra tiền” chỉ dành cho người biết ngoại ngữ

Ai cũng biết việc có thể giao tiếp bằng một ngôn ngữ thứ hai sẽ giúp chúng ta có nhiều cơ hội hơn cả trong công việc và cuộc sống. Người biết ngoại ngữ có cơ hội được làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, trao đổi / buôn bán với các đối tác nước ngoài, học tập tại một trường đại học quốc tế, đi du lịch, xem phim bom tấn Hollywood không cần phụ đề hay đơn giản là "chuyện gì người khác biết, mình cũng biết".

Vậy những sinh viên Khoa Quốc tế vừa thông thạo ngoại ngữ, vừa có chuyên môn vững và nhiều kinh nghiệm thực tiễn thông qua các hoạt động trải nghiệm sẽ có những lựa chọn nào sau khi tốt nghiệp? Dưới đây là danh sách những công việc “ngon” chỉ dành cho những người biết ngoại ngữ:

1. Chuyên gia quản trị thương hiệu: Đây là một công việc đòi hỏi khả năng ngoại ngữ tốt, có kiến thức uyên thâm về thương hiệu, quản trị thương hiệu, hiểu biết về các nền văn hóa, nhanh nhạy, linh hoạt với sự thay đổi của thị trường.... Sinh viên tốt nghiệp chương trình “Kinh doanh quốc tế” (do ĐHQGHN) và “Quản lý” (do Trường ĐH Keuka, Hoa Kỳ) cấp bằng có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển chọn cho công việc này.

 
Nguyễn Như Quỳnh (hàng 2, người thứ 3 từ bên phải vào) cựu sinh viên Khoa Quốc tế, hiện đang làm việc cho Vietjet Air. 

2. Tiếp viên hàng không: Tại Việt Nam, với sự phát triển gần đây của các hãng hàng không tư nhân như Bamboo Airways hay Vinpearl Air, chắc chắn rằng công việc này sẽ trở nên “hot” trong thời gian tới. Các sinh viên Khoa Quốc tế theo học chương trình “Quản trị khách sạn, thể thao và du lịch” (do Trường ĐH Troy, Hoa Kỳ cấp bằng) hoặc chương trình “Kinh doanh quốc tế” (do ĐHQGHN) sẽ có nhiều cơ hộ lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng trong lĩnh vực này.

3. Điều phối viên: Các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế cần tuyển dụng những điều phối viên địa phương để thực hiện các công tác tập hợp dữ liệu, thống kê, đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm phát triển nền kinh tế - xã hội. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các sinh viên theo học chương trình “Phân tích dữ liệu kinh doanh” (do ĐHQGHN cấp bằng) của sinh viên Khoa Quốc tế trong tương lai.

4. Nhân viên ngân hàng: Mặc dù không "hot" như những năm trước nhưng với các ngân hàng quốc tế có uy tín và với những ai đang sở hữu khả năng ngoại ngữ tốt thì mọi cánh cửa đều rộng mở. Sinh viên theo học các ngành “Kế toán, phân tích và kiểm toán” (do ĐHQGHN cấp bằng) và ngành “Kế toán – Tài chính” (do Trường ĐH UEL, Vương quốc Anh, cấp bằng) sẽ là những ứng viên tiềm năng cho vị trí công việc này.

5. Kỹ sư công nghệ thông tin: Đối với những kỹ sư công nghệ thông tin, việc biết tiếng Anh giỏi là một “công cụ” tốt, bởi ngôn ngữ tin học và lập trình sẽ cần sử dụng nhiều đến tiếng Anh để luôn đổi mới và phát triển. Việc làm này sẽ rất phù hợp với sinh viên theo học các chương trình “Tin học và kỹ thuật máy tính” và “Hệ thống thông tin quản lý” (do ĐHQGHN cấp bằng).
 

Minh Phương

Trong gần 20 năm xây dựng và phát triển, Khoa Quốc tế - ĐHQGHN luôn coi trọng việc đào tạo những cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ, được trang bị những kỹ năng mềm và quan trọng hơn cả, đáp ứng được ngay với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Có thể tự hào khẳng định, thế hệ học viên, sinh viên tốt nghiệp đã gặt hái được những thành công nhất định trong các lĩnh vực công tác khác nhau, trên các cương vị công việc khác nhau. Học viên, sinh viên Khoa làm việc trong các cơ quan, đơn vị khác nhau, như Bộ Kế hoạch - đầu tư, Thanh tra Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Bộ Công an, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam, các ngân hàng, các trường đại học, cao đẳng, các doanh nghiệp nước ngoài… Thành công của học viên, sinh viên đã khẳng định mô hình phát triển của Khoa là đúng đắn, phù hợp với định hướng phát triển của ĐHQGHN và phù hợp với nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực bậc trung và cao trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Trong năm học 2019 - 2020, Khoa Quốc tế sẽ tuyển sinh các chương trình đào tạo cử nhân sau:
Các chương trình do ĐHQGHN cấp bằng:
Cử nhân Kinh doanh quốc tế (260 chỉ tiêu) 
Cử nhân Kế toán, Phân tích và Kiểm toán (170 chỉ tiêu)
Cử nhân Hệ thống thông tin quản lý (70 chỉ tiêu) 
Cử nhân Tin học và Kỹ thuật máy tính (50 chỉ tiêu) 
Cử nhân Phân tích dữ liệu kinh doanh (30 chỉ tiêu)

 Các chương trình do đại học nước ngoài cấp bằng:
Cử nhân Quản lý (Trường Đại học Keuka, Hoa Kỳ cấp bằng – 80 chỉ tiêu)
Cử nhân Kế toán và Tài chính (Trường Đại học East London, Vương quốc Anh cấp bằng – 80 chỉ tiêu)
Cử nhân Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch (Trường Đại học Troy, Hoa Kỳ cấp bằng – 80 chỉ tiêu)

Facebook Chat Widget by CAIT