Hội thảo đã kết nối những người làm thực hành trong lĩnh vực tham vấn, tâm lý, công tác xã hội trường học, các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, y tế và xã hội; các nhà hoạch định chính sách và những bên liên quan khác;
Tới tham dự hội thảo có nhiều chuyên gia đến từ các trường Quốc tế như BIS, Concordia, Tổ chức PLAN, Trường liên cấp Olympia.
Phát biểu tại Hội thảo, TS Nguyễn Đức Huy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục chia sẻ mục đích của Hội thảo nhằm tăng cường sự hợp tác trong nghiên cứu khoa học và đào tạo giữa các cơ sở giáo dục trên nền tảng quốc gia trong khu vực và thế giới; tạo diễn đàn cho các nhà nghiên cứu giáo dục, nhà hoạch định chính sách, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo trong nước và quốc tế chia sẻ những quan điểm lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cũng như kết quả nghiên cứu về chính sách, cơ chế, hình thức, phương pháp, điều kiện, môi trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục hướng tới đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục ở Việt Nam và yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.
Hội thảo nhằm hướng đến đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, trong đó chăm sóc đời sống và sức khỏe tinh thần cho HSSV là một việc quan trọng nhằm giảm thiểu những khó khăn về tâm lý, phát huy tối đa tiềm năng cá nhân người học. Chính vì vậy, các dịch vụ như Tham vấn hướng nghiệp, Tham vấn khủng hoảng học đường, Tham vấn sức khỏe tâm thần trường học, phương pháp học, những khó khăn trong học tập đã và đang trở thành nhu cầu xã hội cấp bách.
Chia sẻ vấn đề này, ông Bùi Văn Linh Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh, sinh viên Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: trong 2 đến 3 năm tới với số lượng 70,000 giáo viên tham vấn tâm lý học đường cần được bồi dưỡng để đáp ứng đủ số trường và học sinh Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông trong cả nước. Bộ GD&ĐT đã giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên tâm lý. Các cơ sở đào tạo được giao trách nhiệm đào tạo bồi dưỡng giáo viên tâm lý là (trường ĐH Giáo dục, trường ĐH Sư phạm Hà Nội, trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh và một số cơ sở giáo dục khác.
Ý thức được tầm quan trọng đó, Trường ĐH Giáo dục đã triển khai phát triển chương trình đào tạo đội ngũ nhân lực tham vấn học đường để sau thời gian đào tạo các học viên có thể trở thành cán bộ thực hành tham vấn chuyên trách tại các trường học.
Chương trình đào tạo Thạc sĩ Tham vấn học đường định hướng là chương trình đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực tham vấn học đường dựa trên tiêu chuẩn của CACREP được tích hợp thêm kiến thức, kĩ năng của Tâm lý học đường (School Pssychology), giáo dục hướng nghiệp và Công tác xã hội học đường (School Social Work), có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất thực hiện độc lập các nghiên cứu trong lĩnh vực tham vấn học đường cũng như thực hành tham vấn, tư vấn người học về sức khỏe tâm lý và những vấn đề học tập, hướng nghiệp, góp phần hình thành và phát triển đội ngũ cán bộ tham vấn học đường chuyên trách ở Việt Nam.
Tổng số tín chỉ: 60 và 300 giờ thực hành tại cơ sở với một số môn chuyên ngành
|
|