Đăng ký nội trú
 

Khoa học Giáo dục – nền tảng hình thành, phát triển đội ngũ nghiên cứu khoa học giáo dục chuyên nghiệp

Vì vậy, việc mở mới và đào tạo chuyên ngành cử nhân KHGD là một nhu cầu tất yếu khách quan nhằm chuẩn bị lực lượng cho các hoạt động nghiên cứu KHGD đáp ứng yêu cầu “Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là KHGD và khoa học quản lý” đã được Đảng, Nhà nước ta coi là một trong các nhiệm vụ, giải pháp của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.

Mặt khác, đào tạo nhân lực cho việc triển khai các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp trong các nhà trường, thực hiện các chương trình, dự án về giáo dục, tổ chức hoạt động của các cơ sở giáo dục cộng đồng. Việc đào tạo cử nhân KHGD xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của việc phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay.

Việt Nam là một quốc gia có số người đi học rất lớn và đang trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo. Hệ thống giáo dục Việt Nam đang được đổi mới với những định hướng chuẩn hóa, đa dạng hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Việc nghiên cứu KHGD được xác định là một nhiệm vụ, giải pháp cơ bản của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục & đào tạo. Mặt khác, ngày càng có nhiều lực lượng tham gia vào hoạt động đa dạng trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ đa dạng cho các loại hình hoạt động này.

Trường ĐH Giáo Dục  là đơn vị tiên phong tại Việt Nam đào tạo bài bản và hệ thống Nghiên cứu viên Khoa học Giáo Dục. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với PGS. TS Trần Thành Nam- Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục

 

Tên ngành: Khoa học Giáo Dục

Mã ngành: GD3

Đơn vị đào tạo : Trường Đại học Giáo Dục- Đại học Quốc Gia Hà Nội

Chỉ tiêu tuyển sinh: 55

Khối thi: A00, C00, D01; C15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thưa PGS theo tôi được biết Khoa các Khoa học Giáo Dục năm nay có một ngành đào tạo mới với tên khá lạ: Khoa học Giáo Dục. Anh có thể chia sẻ về ngành học này được không ạ?

Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết 29 thì nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực KHGD chưa thực sự được đẩy mạnh. Hiện đang nảy sinh rất nhiều vấn đề giáo dục chưa có câu trả lời thỏa đáng như thay đổi chính sách thi cử, quy định mới về xử phạt giáo viên, vấn đề sử dụng lãng phí sách giáo khoa, công nghệ dạy học; các vấn đề giáo dục mới như STEM, STEAM, giáo dục trực tuyến, giáo dục từ xa, homeschooling, ứng dụng giáo án điện tử.

Chúng tôi thấy rằng nguyên nhân có thể là do chưa có một ngành KHGD mang tính liên ngành tập trung nghiên cứu các vấn đề tồn tại dưới góc độ KHGD. Và trong hàng trăm trường Sư phạm ở Việt Nam, duy chỉ có Đại học Quốc gia Hà Nội có trường Đại học Giáo dục. Tôi nghĩ rằng trường ĐH Giáo dục cần xây dựng 1 chương trình đào tạo Khoa học Giáo dục theo hướng hiện đại, tích hợp các nền tảng kiến thức Xã hội học giáo dục, Kinh tế học trong giáo dục, Khoa học dữ liệu lớn trong giáo dục.

 

Điều này có vẻ rất thú vị. Anh có thể nói thêm về định hướng phát triển tương lai của ngành Khoa học Giáo dục và nhu cầu xã hội?

Phát triển, đổi mới giáo dục và đào tạo của chúng ta cần dựa trên cơ sở nghiên cứu KHGD, vì vậy đào tạo cử nhân KHGD là bước quan trọng cho việc chuẩn bị nhân lực nghiên cứu KHGD trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện GD.

Hiện nay trong lĩnh vực KHGD, mới chỉ đào tạo các ngành như Giáo dục học, Tâm lý học giáo dục và Quản lý giáo dục một cách độc lập, riêng lẻ, chưa có ngành đào tạo phạm vi rộng hơn về KHGD.

Các đơn vị dịch vụ, nghiên cứu, dự án về giáo dục và các tổ chức giáo dục cộng đồng cần lực lượng được đào tạo chuyên môn có nền tảng kiến thức tích hợp thông hiểu về Xã hội học Giáo dục, Kinh tế học Giáo dục và Thống kê trong giáo dục.

Công tác tổ chức hoạt động giáo dục hay hoạt động trải nghiệm trong các trường phổ thông (trong chương trình GDPT mới) cần có nhân sự được đào tạo chuyên môn rộng về Khoa học giáo dục.

Chương trình Cử nhân Khoa học Giáo dục sẽ đáp ứng tất cả những yêu cầu đó.

 

Cụ thể hơn thì những người học xong chương trình này ra sẽ làm việc ở những vị trí nào?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí sau:

- Các cơ quan nghiên cứu về KHGD: Làm nghiên cứu viên (Khảo sát, thống kê xử lý số liệu, phân tích số liệu,…) trong các tổ chức, cơ quan nghiên cứu giáo dục, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, đb là lĩnh vực xây dựng chính sách, phát triển chương trình, biên tập chương trình GD...

- Các cơ sở GD, trung tâm GD trẻ em, trung tâm phục vụ XH: Làm quản lý các dự án về giáo dục trong các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, liên quan đến giáo dục, các trung tâm giáo dục trẻ em và các trung tâm phục vụ xã hội.

- Các nhà trường phổ thông: Làm công tác tổ chức các hoạt động giáo dục, HĐ trải nghiệm trong các cơ sở giáo dục

- Các trường đại học, cao đẳng: Giảng dạy trong các cơ sở CĐ-ĐH

 

Những quyền lợi mà sinh viên tham gia theo học ngành này được hưởng là gì thưa PGS Trần Thành Nam?

Có rất nhiều quyền lợi cho những thí sinh tham gia học chương trình Cử nhân Khoa học Giáo dục.

SV có cơ hội nhận các loại học bổng của ĐH Giáo dục (100% SV ngành ngoài sư phạm được học bổng ở các mức khác nhau) và ĐHQGHN (nhiều loại học bổng do các quỹ tài trợ)

SV được tham gia nghiên cứu khoa học và cấp kinh phí, nghiệm thu theo sản phẩm như giảng viên.

SV có cơ hội trau dồi kinh nghiệm qua các vị trí thực tập tại trường và được trả lương theo chất lượng công việc. Bên cạnh đó, cán bộ Khoa hiện đang phụ trách các trung tâm cung cấp dịch vụ chuyên môn, phụ trách phòng thí nghiệm về tâm trắc và hướng nghiệp nên các bạn sinh viên sẽ có nhiều cơ hội được quan sát những nhà tâm lý thực hành tiến hành can thiệp trị liệu trực tiếp cho các ca thực tế, được tham gia hỗ trợ cung cấp các dịch vụ đánh giá sàng lọc ban đầu và được trả lương.

SV có thể học bằng kép với các ngành khác của ĐH Giáo dục (như quản trị chất lượng, quản trị trường học, quản trị công nghệ giáo dục...) và các ngành hot của các trường ĐH thành viên của ĐHQGHN như: ĐH ngoại ngữ, ĐH Kinh tế.

SV cũng có cơ hội học lên các chương trình thạc sĩ khác của trường như chương trình đào tạo về giáo dục học, tham vấn học đường, Tâm lý học Lâm sàng Trẻ em và Vị thành niên, Đo lường và đánh giá, Quản lý Giáo dục, Quản trị trường học,… tại trường ĐH Giáo dục và các cơ sở đào tạo sau đại học khác.

 

Đội ngũ giảng viên là vấn đề cốt lõi trong chương trình đào tạo mà hầu hết sinh viên đề quan tâm. PGS có thể chia sẻ rõ hơn về giảng viên của chương trình được không?

Đội ngũ giảng viên của chương trình là những nhà tâm lý học, nhà giáo dục học có uy tín nhất trong lĩnh vực chuyên môn. Có rất nhiều người vừa nghiên cứu giảng dạy nhưng cũng vừa cung cấp các dịch vụ đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý cho học sinh nên kinh nghiệm thực hành rất phong phú giúp các em hình thành kỹ năng thực tế. Rất nhiều thành viên của Khoa nổi tiếng trong giới truyền thông về lĩnh vực Khoa học tâm lý giáo dục mà các thí sinh có thể tìm thấy ngay trên google như PGS.TS.Đinh Thị Kim Thoa, nguyên chủ nhiệm Khoa là tổng chủ biên chương trình Trải nghiệm sáng tạo của Bộ GD&ĐT; PGS.TS Đặng Hoàng Minh với những bài báo đăng trên tạp chí nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới - Nature, PGS.TS Phạm Mạnh Hà người luôn xuất hiện trong các chương trình tư vấn hướng nghiệp của TW Đoàn và Báo tuổi trẻ trong các năm qua… Các bạn cũng có thể đã gặp tôi – PGS.TS Trần Thành Nam trong các bài phân tích về tâm lý của giới trẻ cũng như các kỹ năng giúp giới trẻ đương đầu với nguy cơ trong xã hội hiện đại.

Xin cảm ơn PGS TS Trần Thành Nam về những thông tin hữu ích Thầy đã chia sẻ!

UED Media

Facebook Chat Widget by CAIT