Đăng ký nội trú
 

Kế hoạch tuyển sinh đại học chính quy năm 2021

Kế hoạch tuyển sinh đại học chính quy năm 2021:

I. Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh

1. Dự kiến chỉ tiêu phân theo phương thức tuyển sinh

TT

Phương thức tuyển sinh

Chỉ tiêu

Ghi chú

I

Phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT

980

(72.06%)

Chi tiết tại mục 1, phần III

II

Phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức (nếu có)

130

(9.56%)

Chi tiết tại mục 2, phần III

III

Phương thức xét tuyển khác

150

(11.03%)

 

1

Xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ GD&ĐT và theo Quy định của ĐHQGHN

Chi tiết tại mục 3.1, mục 3.2 phần III

2

Ưu tiên xét tuyển theo Quy chế của Bộ GD&ĐT và theo Quy định của ĐHQGHN

Chi tiết tại mục 3.3 phần III

3

Xét tuyển chứng chỉ quốc tế (chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT, ACT, chứng chỉ A-Level)

Chi tiết tại mục 3.4, mục 3.5, mục 3.6, mục 3.7, phần III

4

Xét tuyển thẳng/xét tuyển khác (xét tuyển sinh viên quốc tế; xét tuyển thẳng học sinh thuộc huyện nghèo và dân tộc rất ít người; xét tuyển học sinh hoàn thành chương trình dự bị đại học)

Chi tiết tại mục 3.8, mục 3.9, phần III

IV

Xét tuyển chương trình cử nhân ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao

100

(7.35%)

Chi tiết tại đề án

 

Tổng

1.360

 

* Lưu ý: Trường hợp thí sinh xét tuyển theo các phương thức khác (thuộc mục II, mục III và mục IV) xác nhận nhập học ít hơn chỉ tiêu được phân bổ, số chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

2. Dự kiến chỉ tiêu phân theo ngành đào tạo

TT

Tên ngành

Mã xét tuyển

Chỉ tiêu

Tổ hợp xét tuyển 1

Tổ hợp xét tuyển 2

Tổ hợp xét tuyển 3

Tổ hợp xét tuyển 4

Ghi chú

Theo

kết quả thi THPT

Theo phương thức khác

Tổng chỉ tiêu

1

Khối ngành III

                 

 

Quản trị kinh doanh

QHE40

180

40

220

A01

D01

D09

D10

Theo kết quả thi THPT: Điểm môn Tiếng Anh

đạt từ

4.0/10.0 trở lên và nhân

hệ số 2 (không áp dụng với QTKD dành cho tài năng thể thao)

 

Quản trị kinh doanh (dành cho tài năng thể thao)

QHE50

0

100

100

 

Tài chính -

Ngân hàng

QHE41

160

20

180

 

Kế toán

QHE42

170

10

180

2

Khối ngành VII

               
 

Kinh tế quốc tế

QHE43

220

60

280

A01

D01

D09

D10

 

Kinh tế

QHE44

210

10

220

 

Kinh tế

phát triển

QHE45

170

10

180

 

Tổng

1110

250

1360

         

II. Kế hoạch tư vấn tuyển sinh

Hoạt động tư vấn tuyển sinh đại học năm 2021 triển khai qua kênh trực tiếp và online. Các hoạt động tư vấn tuyển sinh trực tiếp bao gồm tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh do báo Tuổi trẻ tổ chức tại Hà Nội, Nghệ An và Thanh Hoá; tham gia các chương trình tư vấn tuyển sinh tại một số tỉnh/ thành phố khu vực phía Bắc theo kế hoạch đã được BGH phê duyệt, các tỉnh/ thành được lựa chọn đều dựa trên phân tích lượng thí sinh nhập học vào trường theo tỉnh/ thành phố năm 2020; tham gia các buổi tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp dành cho các trường THPT trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội, các trường THPT trọng điểm được lựa chọn dựa trên phân tích lượng thí sinh thuôc trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội nhập học vào trường năm 2020.

Bên cạnh tham gia các hoạt động tư vấn tuyển sinh trực tiếp, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN triển khai chương trình Sứ giả sinh viên, là một chương trình được tổ chức thường niên, nơi mỗi sinh viên tham gia sẽ là một đại sứ của Trường, lan toả thông tin tuyển sinh đại học của Trường tới các trường THPT trên địa bàn tỉnh/ thành phố mình đã theo học, thông qua các hình như như liên hệ tư vấn hướng nghiệp, phát flyer thông tin tuyển sinh, dán poster thông tin tuyển sinh tại các bảng tin trường học…

Năm 2021, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN dự kiến đẩy mạnh các hoạt động kết nối, tổ chức những toạ đàm chia sẻ, hướng nghiệp dành cho học sinh THPT tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cũng như tại các trường THPT, giúp học sinh có được những hiểu biết, sự lựa chọn đúng đắn nhất về việc chọn lựa ngành, chọn trường đại học.

Song song với việc triển khai tư vấn tuyển sinh trực tiếp, việc triển khai truyền thông và tư vấn tuyển sinh online cũng luôn được nhà Trường đẩy mạnh thông qua các hoạt động:

Tham gia các buổi livestream tư vấn tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là một hoạt động rất ý nghĩa với phương châm One VNU, nhận được sự quan tâm của các thí sinh và phụ huynh.

Xây dựng các talkshow tư vấn tuyển sinh về ngành đào tạo, phương thức tuyển sinh, lợi ích của sinh viên để cung cấp đầy đủ và chính xác nhất thông tin cho thí sinh và phụ huynh.

- Xây dựng đa dạng nguồn nguyên liệu truyền thông tuyển sinh đại học như flyer, poster, clip dạng infographic cung cấp thông tin cho thí sinh và phụ huynh.

- Đẩy mạnh truyền thông thông tin tuyển sinh qua kênh mạng xã hội facebook của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, thu hút được lượng xem và tương tác lớn từ các học sinh THPT và phụ huynh.

- Xây dựng và đăng tải các bài viết giới thiệu ngành, giới thiệu trường, hướng dẫn các phương thức xét tuyển, lưu ý các mốc thời gian quan trọng… đăng tải trên website Trường và một số báo mạng.

- Xây dựng và phát triển group Tư vấn tuyển sinh UEB-VNU là kênh thông tin, tư vấn tuyển sinh do sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN quản lý và hoạt động.

- Sinh viên tham gia chương trình Sứ giả sinh viên thường xuyên chia sẻ các thông tin tuyển sinh của Trường qua các kênh online như facebook cá nhân, trang facebook các trường THPT, các group, mạng xã hội có lượng học sinh THPT tham gia đông đảo.

- Đều đặn gửi email marketing tới hệ thống email của Trường, email của các học sinh THPT quan tâm để lại thông tin.

- Liên tục tư vấn tuyển sinh, giải đáp thắc mắc của thí sinh và phụ huynh thông qua các kênh như hotline tuyển sinh, trang facebook Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, email tuyển sinh…

III. Các phương thức tuyển sinh

1. Phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT

1.1. Điều kiện xét tuyển

Thí sinh có kết quả trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường Đại học Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế sẽ thông báo cụ thể ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Trong đó, điểm môn Tiếng Anh nhân hệ số 2 và đạt điểm tối thiểu từ 4.0 trở lên.

Khung điểm ưu tiên đối tượng và khu vực theo quy định Điều 7 của Quy chế tuyển sinh (ban hành theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Điểm ưu tiên đối tượng và khu vực sẽ được chia 3 nhân 4.

1.2. Nguyên tắc xét tuyển

- Thí sinh đăng ký các nguyện vọng xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT

- Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách:

(1) Tiêu chí phụ 1: Xét trúng tuyển theo điểm từ cao xuống thấp của môn thi Toán.

(2) Tiêu chí phụ 2: Xét trúng tuyển theo thứ tự nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào Trường.

2. Xét tuyển kết quả thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức

Nhà trường dự kiến dành 130 chỉ tiêu để xét tuyển kết quả thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức.

Nhà trường sẽ xây dựng điều kiện và nguyên tắc xét tuyển khi ĐHQGHN ban hành hướng dẫn tổ chức kỳ thi ĐGNL.

3. Phương thức xét tuyển khác

3.1. Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

3.1.1. Điều kiện xét tuyển thẳng

- Thí sinh đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

(1) Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế (môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường).

(2) Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế (có nội dung dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp ngành thí sinh đăng ký dự thi).

(3) Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được xét tuyển thẳng theo ngành phù hợp với môn thi đạt giải (môn thi đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường).

(4) Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, được xét tuyển thẳng theo ngành phù hợp nội dung dự án, đề tài nghiên cứu khoa học mà thí sinh đã đạt giải (có nội dung dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp ngành thí sinh đăng ký dự thi).

- Đối với thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia: thí sinh phải nộp kèm nội dung dự án, đề tài nghiên cứu khoa học để Hội đồng tuyển sinh nhà trường xem xét và duyệt.

3.1. 2. Nguyên tắc xét tuyển thẳng

- Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển thẳng tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

3.2. Xét tuyển thẳng theo Quy định của ĐHQGHN

3.2.1. Điều kiện xét tuyển thẳng

3.2.1.1. Học sinh hệ chuyên của 2 trường THPT chuyên thuộc ĐHQGHN và các trường THPT chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (theo Phụ lục 1)

Học sinh hệ chuyên của 2 trường THPT chuyên thuộc ĐHQGHN được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào Trường Đại học Kinh tế phải tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

(1) Tiêu chí 1: Là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic (môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường) hoặc các Cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế (có nội dung dự án, đề tài được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp ngành thí sinh đăng ký dự thi);

(2) Tiêu chí 2: Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN (môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường);

(3) Tiêu chí 3: Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm (môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường);

(4) Tiêu chí 4: Là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường) hoặc các Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia (có nội dung dự án, đề tài được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp ngành thí sinh đăng ký dự thi);

(5) Tiêu chí 5 (xét tuyển): Có điểm trung bình chung học tập mỗi học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.

3.2.1.2. Học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQGHN

Học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQGHN được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào Trường Đại học Kinh tế phải tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

(1) Tiêu chí 1: Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQG;

(2) Tiêu chí 2: Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm;

(3) Tiêu chí 3 (xét tuyển): Có điểm trung bình chung học tập mỗi học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 9,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành;

(4) Tiêu chí 4: Đạt giải chính thức trong các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực và quốc tế (có nội dung dự án, đề tài được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp ngành thí sinh đăng ký dự thi). Thí sinh phải nộp kèm nội dung dự án, đề tài nghiên cứu khoa học để Hội đồng tuyển sinh nhà trường xem xét và duyệt.

3.2.1.3. Học sinh các trường THPT trên toàn quốc

- Học sinh các trường THPT trên toàn quốc được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào Trường Đại học Kinh tế phải tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt, có điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

(1) Tiêu chí 1: Là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm.

(2) Tiêu chí 2: Đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, có môn đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển.

3.2.2. Nguyên tắc xét tuyển

- Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển thẳng/xét tuyển tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

3.3. Xét tuyển diện Ưu tiên xét tuyển

3.3.1. Điều kiện xét tuyển

- Thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của nhà trường (công bố sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT) và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

(1) Thí sinh đạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường) .

(2) Thí sinh đạt giải tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia (có nội dung dự án, đề tài được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp ngành thí sinh đăng ký dự thi).

3.3.2. Nguyên tắc xét tuyển

- Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển/xét tuyển thẳng tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

3.4. Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp điểm 02 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

3.4.1. Điều kiện xét tuyển

- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 65 trở lên theo bảng quy đổi dưới đây (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển) và đáp ứng các tiêu chí sau:

- Có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm trong kỳ thi THPT năm 2021.

3.4.2. Nguyên tắc xét tuyển

- Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

- Điểm xét tuyển: điểm IELTS đã quy đổi thang điểm 10 (nhân hệ số 2) + tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT.

- Nhà trường sẽ xét điểm trúng tuyển từ cao xuống thấp căn cứ chỉ tiêu phân bổ từng ngành.

BẢNG QUY ĐỔI ĐIỂM CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH QUỐC TẾ SANG THANG ĐIỂM 10

STT

Trình độ Tiếng Anh

Quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo thang điểm 10

IELTS

TOEFL iBT

1

5,5

65-78

8,50

2

6,0

79-87

9,00

3

6.5

88-95

9,25

4

7,0

96-101

9,50

5

7,5

102-109

9,75

6

8,0-9,0

110-120

10,00

3.5. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ)

3.5.1. Điều kiện xét tuyển

Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển). Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT).

3.5.2. Nguyên tắc xét tuyển

- Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

3.6. Xét tuyển dựa trên kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing)

3.6.1. Điều kiện xét tuyển

Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT đạt điểm từ 22/36, trong đó các điểm thành phần môn Toán (Mathematics) ≥ 35/60 và môn Khoa học (Science) ≥ 22/40 (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển).

3.6.2. Điều kiện xét tuyển

- Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

3.7. Phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge (Anh)

3.7.1. Điều kiện xét tuyển

Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level để tổ hợp 3 môn thi (trong đó có môn Toán). Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60) (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.

3.7.2. Điều kiện xét tuyển

- Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

3.8. Xét tuyển sinh viên quốc tế

Trường Đại học Kinh tế tuyển sinh người nước ngoài theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07/5/2020) và theo Quy định thu hút sinh viên quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 4848/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/12/2017).

3.9. Xét tuyển thẳng thí sinh thuộc các trường dự bị đại học và thí sinh thuộc các huyện nghèo và dân tộc rất ít người

Nhà trường xét tuyển thẳng/xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và ĐHQGHN.

Download Công văn tại đây >>

Facebook Chat Widget by CAIT