Học tiếng Đức – ai nghe thấy cũng ngẩn cả người ra. “Tại sao không học tiếng Trung, tiếng Anh?” – họ hỏi. Cho đến mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định là tiếng Đức có thể được dạy là ngoại ngữ 1 từ bậc Tiểu học. Hàng xóm bốn bên liền kháo nhau cho con em đi học, trong khi chưa biết mấy về thứ tiếng này.
(Nguồn: https://germanembhanoi.org.vn/co-nuoc-duc/: 16.05.21)
Trên thế giới có khoảng 130 triệu người nói tiếng Đức như tiếng mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ thứ hai, 15,4 triệu người học ngoại ngữ là tiếng Đức. Theo như thông tin của Chính phủ Đức thì Cộng hòa Liên ban Đức đứng thứ ba trên thế giới với những đóng góp về nghiên cứu và phát triển và tiếng Đức được coi là ngôn ngữ khoa học quan trọng thứ hai, chỉ sau tiếng Anh.
Có người lại hỏi là hai thứ tiếng, tiếng Đức và tiếng Việt, hai quốc gia là Đức và Việt Nam có liên hệ gì với nhau không? Có chứ! Đứa con về nhà dạy mẹ cái bếp hãng Borsch của Đức không đọc là Bót-sờ, cũng chẳng phải Bót-chờ. Ông bố đưa con đi nhà trẻ nhìn lên tấm biển KINDERGARTEN liền gật gù, mà điểm tin bóng đá thấy có Bundesliga cũng tấm tắc.
Khi hỏi một học sinh về việc chọn học ngoại ngữ: “Nếu được chọn, em sẽ chọn tiếng Đức hay một ngoại ngữ khác?” Thường câu trả lời nghiêng về ngoại ngữ khác. Hẳn có lý do khiến người học phát khiếp tiếng Đức chứ nhỉ? Tứ cách, tam giống, hằng hà quy luật, muôn vàn ngoại lệ…! Nhưng dễ thì học mà làm gì? Học cái “khó” thì con người ta mới “ló” được cái khôn ra chứ! Tôi nói thể có phải không các bạn?
Ngoài ra, điều khiến người mới học lặn mất tăm hơi có lẽ do thứ tiếng này không “kêu”, hoặc có “kêu” cũng không “ngon” chút nào. Nghe như tiếng nghiền của máy trộn bê tông, pha với khàn khạc một bầy ngỗng kêu. Nhưng cứ ai biết đủ lâu, sẽ nhận ra nét âm hưởng hiển hiện trong bao vở opera cổ điển. Cái thứ tiếng âm hưởng “khủng khiếp” như vậy nhưng lại sản sinh cho cuộc đời này những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thế giới. Thật là lạ phải không các bạn!
Nước Đức – điểm đến du học yêu thích, mở ra cánh cửa đến một tương lai ổn định hơn. Như một mảnh đất màu mỡ cơ hội việc làm, chờ đôi bàn tay từ khắp nơi đến để cày xới. Hằng năm số sinh viên nước ngoài xin học tại trường đại học Đức không ngừng tăng. Vì sao vậy? Tiếng Đức khó, nhưng hệ thống giáo dục có truyền thống, giáo dục bài bản có phương pháp, không chạy theo thị trường một cách thái quá, lại miễn học phí cho cả người nước ngoài đến học. Từ “giáo dục” trong tiếng Đức là “bilden”, trong đó có âm “Bild”, nghĩa là “bức tranh” với ẩn ý là: Giáo dục chỉ có một mục đích duy nhất là để mỗi chúng ta có được “một bức họa” về chính mình và về người khác, tức là giáo dục không có một mục đích nào khác là để mỗi ta khám phá chính bản thân mình và khám phá thế giới quanh ta.
Với thanh thiếu niên học sinh, đây có thể là vài “ miếng thính” để học tiếng Đức:
(https://taz.de/Die-Maer-vom-guten-Deutschland/!5246551/: 16.05.21)
(Nguyễn Huy Hoàng, sinh viên QH.2017 Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội dịch phóng tác từ nguyên bản tiếng Đức http://www.spiegel.de/kultur/gesellschaft/zwiebelfisch-zehn-gute-gruende-deutsch-zu-lernen-a-688827.html: 30.12.2016)