BỘ HỎI-ĐÁP
TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2018
Trong thời gian qua trường Đại học Ngoại ngữ liên tục nhận được nhiều câu hỏi của quý vị phụ huynh, các em học sinh gửi về để tìm hiểu về trường, về các chương trình đào tạo cũng như phương án xét tuyển năm 2018 của trường. Nhằm giúp quý phụ huynh và các em học sinh hiểu rõ hơn các thông tin trên, Nhà trường tổng hợp Bộ Hỏi-Đáp phục vụ công tác tuyển sinh đại học năm 2018. Nội dung Bộ Hỏi-Đáp được cập nhật hàng tuần trên website Trường.
NHÓM 1: Thông tin về trường, khoa, ngành
Đáp: Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh là 2 ngành khác nhau, các bạn cần đăng ký ngay khi ĐKXT. Trong đó ngành Ngôn ngữ Anh năm 2018 sẽ tổ chức các định hướng đào tạo gồm định hướng Phiên dịch, Ngôn ngữ học ứng dụng, Quốc tế học, Quản trị học. Không chia chỉ tiêu cho từng chuyên ngành.định hướng cụ thể. Sinh viên đăng ký định hướng sau khi kết thúc học kỳ thứ 3, tức là học kỳ 1 năm nhất.
Đáp: Trong hai năm đầu tiên, sinh viên tập trung học các môn thực hành tiếng và các môn chung. Các môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng nước ngoài sẽ tập trung vào năm 3, năm 4. Đối với các ngành Ngôn ngữ nước ngoài, sau khi kết thúc học kỳ 1 năm thứ hai, sinh viên được đăng ký các định hướng đào tạo (có thể coi là các chuyên ngành) khác nhau.
Sau năm thứ nhất đại học, sinh viên có điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2.0 được đăng ký học các chương trình đào tạo thứ 2 (bằng kép). Ngoài yêu cầu về điểm tổng kết, không có điều kiện gì khác để học chương trình đào tạo thứ 2 (bằng kép).
Đáp: Sau khi kết thúc năm thứ nhất sinh viên mới bắt đầu học bằng kép, những môn học đã tích lũy ở chương trình đào tạo thứ nhất sẽ được bảo lưu. Theo quy định, sinh viên phải hoàn thành cả 2 chương trình đào tạo trong thời gian tối đa là 6 năm. Thông thường, sau 4 năm sinh viên sẽ hoàn thành CTĐT thứ nhất, nhận bằng tốt nghiệp và khoảng 1 năm sau sẽ hoàn thành CTĐT thứ 2.
Em rất mong được sự giải đáp từ thầy cô ạ. Em xin chân thành cảm ơn.
Đáp: Trường ĐHNN có nhiều gói học bổng du học trao đổi sinh viên với các trường ĐH Hàn Quốc dành cho sinh viên khoa Hàn Quốc, không chỉ dành cho sinh viên chương trình liên kết quốc tế.
Đáp: Sinh viên tốt nghiệp các ngành Ngôn ngữ Nhật, Hàn, Trung của trường có cơ hội việc làm rất tốt. Hầu hết sinh viên tìm được việc làm ngay trong 6 tháng đầu tiên sau khi tốt nghiệp với mức lương hấp dẫn, thậm chí nhiều sinh viên còn tìm được việc làm trước khi tốt nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp chi tiết thì phụ thuộc vào ngành mà em lựa chọn, trong phần giới thiệu chương trình đào tạo có ghi rõ vị trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Em có thể tìm hiểu tại: http://daotao.ulis.vnu.edu.vn.cac-chuong-trinh-dao-tao-dai-hoc-chinh-quy.
Về điểm đầu vào của các khoa, em tham khảo điểm trúng tuyển của các năm trước, điểm xét tuyển đầu vào phụ thuộc vào kết quả, số lượng học sinh đăng ký xét tuyển vào trường ĐHNN. Điểm bình quân mỗi môn (Văn, Toán, Ngoại Ngữ ) trong nhiều năm trở lại đây khoảng từ 6,0 điểm trở lên.
Đáp: Chương trình học ngành Sư phạm, ra trường sinh viên chủ yếu làm giáo viên giảng dạy tại các trường THPT, cao đẳng, đại học.
Chương trình học ngành Ngôn ngữ, sinh viên có nhiều định hướng để lựa chọn như: biên – phiên dịch, kinh tế, du lịch, quốc tế học, quản trị học, … Khi ra trường, sinh viên có thể lựa chọn các công việc phù hợp với định hướng đào tạo đã chọn.
Về nội dung giảng dạy, giữa hai chương trình chỉ khác nhau 29 tín chỉ khối kiến thức chuyên ngành, nên về cơ bản, cơ hội dịch chuyển nghề nghiệp giữa 2 ngành là hoàn toàn có thể. Ví dụ, sinh viên học ngành Sư phạm sau khi tốt nghiệp cũng có thể làm các công việc không phải là giảng viên, sinh viên ngành Ngôn ngữ có thể học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để làm giảng viên.
Đáp: Các ngành ngôn ngữ ngoài tiếng Anh khi vào trường sẽ được dạy từ đầu đối với các bạn thi đầu vào bằng tiếng Anh. Lúc khởi điểm, các bạn thi vào bằng tiếng Anh sẽ có chênh lệch với các bạn thi vào bằng chính tiếng của ngành đấy, nhưng chỉ sau một học kỳ hoặc 1 năm học tập, nếu bản thân chăm chỉ cố gắng thì sẽ theo kịp, thậm chí là vượt qua các bạn đã học những ngoại ngữ đó.
Đáp: Hoàn toàn được. Có 2 phương án. Một là em có thể đăng ký khóa học để được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; Hai là em đăng ký học các học phần chuyên ngành sư phạm như những học phần tự chọn tự do, khi tốt nghiệp nhà trường sẽ xác nhận kết quả những học phần đó.
Đáp: Học ngôn ngữ Anh có khó hay không còn phụ thuộc vào khả năng tiếp thu và học tập của em. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, nếu đã thi đỗ vào ngành Ngôn ngữ Anh tức là em đã có khả năng theo học ngành này. Nếu cố gắng, cộng thêm với niềm đam mê dành cho ngành học, chắc chắn em sẽ khẳng định được năng lực bản thân. Khoa có rất nhiều hoạt động ngoại khóa và hoạt động học thuật bổ trợ trong quá trình học.
Đáp: Trường Đại học Ngoại ngữ có nhiều chương trình hợp tác với các trường đại học trên thế giới, các tổ chức giao lưu văn hóa, quỹ phát triển và các doanh nghiệp. Chính vì vậy, các loại học bổng của trường rất phong phú. Theo thống kê, cứ 5 sinh viên ĐHNN thì có 1 sinh viên được nhận học bổng. Ngoài học bổng theo ngân sách nhà nước, sinh viên còn có cơ hội nhận học bổng bằng tiền mặt có giá trị từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng, học bổng tham gia các đợt giao lưu, trải nghiệm văn hóa tại nước ngoài, và đặc biệt là học bổng du học ngắn hạn, dài hạn tại nước ngoài,.
Đáp: Khi nhập học, đối với các ngoại ngữ ngoài Tiếng Anh, Nhà trường sẽ xếp lớp dành cho các bạn đã học ngoại ngữ đó vào một lớp riêng, các bạn chưa được học ngoại ngữ đó vào lớp riêng. Nếu như học các ngành ngôn ngữ khác tiếng Anh, sinh viên được quyền lựa chọn ngoại ngữ 2 là bất kì ngoại ngữ nào, và không có yêu cầu thêm về tiếng Anh. Ví dụ, bạn trúng tuyển vào ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, có thể chọn ngoại ngữ 2 là tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức…
Đáp: Nếu em học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, em được học thêm ngoại ngữ 2 là tiếng Hàn. Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có định hướng Kinh tế. Tất cả các ngành ngôn ngữ đều có định hướng kinh tế trừ ngành Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Hàn Quốc và Ngôn ngữ Ả Rập.
Đáp: Trường mình được học ngoại ngữ 2 tự chọn, môn này không tính vào điểm trung bình tích lũy. Nếu em chọn ngoại ngữ 2 là tiếng Anh thì sau khi nộp chứng chỉ B1 sẽ được miễn học ngoại ngữ 2. Đầu khóa học, Nhà trường có tổ chức thi sát hạch để đánh giá năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Đáp: Chương trình đào tạo chất lượng cao được xây dựng nâng cao hơn so với chương trình chuẩn tương ứng, có nhiều môn học hơn, được đầu tư tốt hơn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, đồng thời cũng có những yêu cầu cao hơn đối với sinh viên. Sau khi sinh viên nhập học, trường sẽ tổ chức thi tuyển vào chương trình chất lượng cao. Hiện nay trường ĐHNN có tổ chức các CTĐT chất lượng cao ngành Ngôn ngữ Anh, Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật Bản. Đây là các chương trình được nhà trường đầu tư nên mức học phí giống như chương trình chuẩn, sinh viên còn được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học, làm khóa luận tốt nghiệp.
Đáp: Trường mình chỉ học tại 01 cơ sở duy nhất: số 2 Phạm Văn Đồng.
Đáp: Khu ở KTX, ưu tiên cho sinh viên thuộc các đối tượng ưu tiên như: sinh viên là con thương binh, liệt sỹ; là người dân tộc thiểu số; hộ gia đình chính sách. Hiện ĐHQGHN có khu ở KTX đáp ứng đủ cho tất cả sinh viên có nhu cầu.
Đáp: Sinh viên tốt nghiệp hạng Xuất sắc được xét học chuyển tiếp lên Thạc sỹ, Nghiên cứu sinh nhưng Nhà trường không cấp học bổng. Tuy nhiên, các bạn sinh viên có thể làm hồ sơ xin học bổng học thạc sĩ, nghiên cứu sinh tại các cơ sở giáo dục nước ngoài, các khoa có thể hỗ trợ thông tin về các loại học bổng này.
Đáp: Ngoại ngữ 2 là một môn học điều kiện để có thể tốt nghiệp bằng chính quy với yêu cầu chuẩn đầu ra là đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam (tương đương B1 theo khung tham chiếu châu Âu). Điều kiện để ra trường đối với chương trình bằng kép: thứ nhất, em phải tốt nghiệp được bằng chính; các điều kiện còn lại phụ thuộc vào trường bằng kép nơi em theo học. Việc học bằng kép không ảnh hưởng đến việc ra trường bằng chính.
Đáp: Không thể học song song giữa chính quy và LKQT vì điểm trúng tuyển đầu vào giữa chính quy và LKQT là khác nhau, chương trình LKQT cũng được thiết kế với số tín chỉ tương đương như chương trình chính quy nên cũng cần đầu tư nhiều thời gian, công sức. Học phí bình quân 1 khóa của chương trình LKQT là khoảng 200.000.000đ, chương trình chính quy là 24.000.000đ.
Đáp: Khi đi du học tự túc thì sinh viên có thể làm đơn xin bảo lưu hoặc xin thôi học để đi du học. Nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên khi làm các thủ tục này.
Đáp: Cơ hội ở lại trường tùy thuộc vào sự cố gắng và nỗ lực của em. Em phải tốt nghiệp hạng Xuất sắc hoặc hạng Giỏi và trường có nhu cầu tuyển bổ sung cán bộ giảng dạy. Hàng năm, trường tuyển bổ sung khoảng 20 cán bộ giảng dạy, đặc biệt với các ngành tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc.
Đáp: Sinh viên được vay vốn ngân hàng để chi trả học phí, không có rủi ro gì. Khi nhập học, sinh viên sẽ được hướng dẫn chi tiết về các thủ tục liên quan.
Đáp: Theo quy định, sinh viên sau khi nhập học phải học ít nhất 1 học kỳ, có kết quả thì mới được làm thủ tục bảo lưu. Thủ tục bảo lưu rất đơn giản, em có thể tải mẫu đơn trên trang web và nộp tại phòng Chính trị và công tác học sinh sinh viên.
NHÓM 2: Thông tin về bài thi, môn thi, cách tính điểm
Đáp: Bài thi KHXH sẽ tính điểm trung bình chung của 3 môn thành phần.
Đáp: Trong tất cả các tổ hợp dùng để xét tuyển vào tất cả các ngành của trường, môn Ngoại ngữ được xác định là môn chính, được tính hệ số 2.
Đáp: Không bất công vì tổ hợp môn KHTN bao gồm Lý, Hóa, Sinh là những môn học thiên về khối A, tổ hợp KHXH gồm Sử, Địa, GDCD thiên về khối C. Như vậy, các em chọn tổ hợp Toán, KHTN, Ngoại Ngữ được lựa chọn đúng khả năng thiên về khối tự nhiên; các em chọn tổ hợp Văn, KHXH, Ngoại Ngữ được lựa chọn đúng khả năng thiên về khối xã hội.
Đáp: Nếu em thi D01 thì điểm xét tuyển của em chỉ tính bằng tổng của cả 3 môn Toán , Ngữ văn, Tiếng Pháp thôi, lưu ý trong đó môn Tiếng Pháp tính hệ số 2.
Đáp: Điểm bài thi tổ hợp KHTN là trung bình chung của 3 môn thành phần Lý, Hóa, Sinh
Đáp: Năm 2018 trường mở mới 3 ngành Ngôn ngữ Hàn, Nhật, Trung Quốc theo thông tư 23. Đây là ngành học CLC đóng học phí tương ứng chất lượng đào tạo. Học phí ngành này gấp khoảng 5 lần so với hệ chuẩn. Hệ đào tạo này được ưu tiên đặc biệt về chương trình, giáo trình, học liệu, giảng viên, cơ sở vật chất… Để đăng ký vào ngành này em sẽ phải đăng ký nguyện vọng từ đầu, khác với hệ đào tạo CLC thường là sau khi trúng tuyển nhập học mới đăng ký để tuyển chọn.
Đáp: Cách tính điểm bài KHTN là lấy điểm trung bình chung của 3 môn thành phần.
Đáp: Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-level để tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng. Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60.100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.
Đáp: Thí sinh chỉ được lựa chọn 1 tổ hợp cho 1 ngành đăng ký xét tuyển. Để tăng khả năng trúng tuyển em có thể đăng ký 2 tổ hợp với 2 nguyện vọng khác nhau.
Đáp: Đối với các trường xét học bạ thí sinh cần điều kiện này còn ĐH Ngoại ngữ xét kết quả thi THPTQG do đó không bị ràng buộc. Em không cần phải có học lực giỏi lớp 12 vẫn có thể xét tuyển vào ngành sư phạm của Trường.
Đáp: Nhà trường cập nhật điểm xét tuyển các năm 2014, 2015, 2016,2017 trên trang web của nhà trường, kính đề nghị phụ huynh tra cứu trên trang web ulis.vnu.edu.vn. Theo thống kê trong những năm thi đại học theo hình thức 3 chung, điểm sàn vào trường khoảng 24 điểm 3 môn trong đó Ngoại ngữ tính hệ số 2.
Năm 2018 trường sẽ có thông báo về điểm sàn căn cứ vào kết quả thực tế của thí sinh nộp đơn xét tuyển vào trường.
Đáp: Hiện các NN khác trường chưa triển khai thi thử.
NHÓM 3: Thông tin về cách thức xét tuyển
Đáp: Theo quy chế của Bộ, số nguyện vọng đăng ký là không hạn chế. Thí sinh chọn ngành rồi chọn tổ hợp xét tuyển cho ngành đó. Nếu 2 ngành khác nhau dùng một tổ hợp giống nhau để xét tuyển thì em hoàn toàn có thể sử dụng 1 tổ hợp để đăng ký xét tuyển 2 ngành đó. Ví dụ với tổ hợp Toán, Ngữ Văn, Anh, em có thể đăng ký vào tất cả các ngành đào tạo của Trường ĐHNN.
Đáp: Hoàn toàn được
Đáp: Sau khi biết kết quả thi THPT, Bộ GD – ĐT cho phép thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển 1 lần duy nhất, thí sinh có thể điều chỉnh tổ hợp đăng ký xét tuyển.
Đáp: Theo Quy chế năm 2018, thí sinh có thể đăng ký không giới hạn số nguyện vọng, do đó em có thể đăng ký tất cả các khoa của trường ĐHNN cũng được.
Đáp: Học sinh tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ được xét tuyển vào bất kỳ trường ĐH nào, không có thêm quy định về hạnh kiểm.
Đáp: Các đối tượng khuyết tật, con thương binh được hưởng chế độ xét tuyển theo quy chế của Bộ GD – ĐT.
Đáp: Em có thể sử dụng cả 2 cách.
Đáp: Tổ hợp KHTN gồm Lý, Hóa, Sinh. Vậy em phải thi môn Lý, Hóa, Sinh thì mới được xét tuyển.
Đáp: Được thay đổi nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến trong khoảng thời gian từ 15.7 – 21.07, hoặc bằng hình thức trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi từ 15.7-23.7. Thí sinh được thay đổi nguyện vọng 1 lần duy nhất.
Đáp: Nhà trường sẽ công bố 1 lần duy nhất danh sách thí sinh, điểm đăng ký xét tuyển theo từng tổ hợp, từng ngành trên web.
Đáp: Được. Nếu em có kết quả bài thi KHXH và muốn thay đổi tổ hợp ĐKXT ban đầu thì trong thời gian thay đổi nguyện vọng, em có thể điều chỉnh sử dụng tổ hợp D78 thay vì D01 như đăng ký ban đầu.
Đáp: Nếu em chỉ điều chỉnh sắp xếp thứ tự các nguyện vọng hoặc thay đổi tổ hợp thì không phải nộp thêm tiền, nếu em đăng ký bổ sung nguyện vọng thì nộp thêm lệ phí đăng ký xét tuyển.
Đáp: Nhà trường không chia chỉ tiêu cho các tổ hợp mà căn cứ vào kết quả thi để xét tuyển vào tất cả các nguyện vọng theo nguyên tắc từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu.