1. Cử nhân ngành Quản trị trường học
1.1.Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Quản trị trường học (Ngành đào tạo thí điểm)
+ Tiếng Anh: School Administration
1.2. Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tên tiếng Việt: Cử nhân ngành Quản trị trường học
+ Tên tiếng Anh: The Degree of Bachelor in School Administration
Bằng do Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cấp.
1.3. Mục tiêu của chương trình đào tạo
Chương trình trang bị cho người học các kiến thức cơ bản, cốt lõi về quản trị tổ chức và cơ sở giáo dục gồm quản trị hành chính, quản trị nhân sự, quản trị hoạt động dạy học và giáo dục, quản trị thiết kế và thực thi chương trình giáo dục, quản trị các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, quản trị chất lượng giáo dục... Khi đạt được trình độ cử nhân quản trị trường học, người học sẽ có năng lực tác nghiệp giáo dục trong cơ sở giáo dục: hỗ trợ phát triển chuyên môn của các giáo viên, nhân viên; tổ chức, hỗ trợ và giám sát hoạt động dạy học và giáo dục; tư vấn cho lãnh đạo và quản lý nhà trường về quản trị trường học; hướng dẫn, tổ chức cho giáo viên và nhân viên thực hiện nhiệm vụ nhằm đảm bảo chất lượng dạy học và giáo dục; hỗ trợ, tư vấn cho cha mẹ học sinh, học sinh và cộng đồng trong các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, hướng nghiệp cho học sinh,...
Về mặt phát triển chuyên môn cá nhân, người học có thể theo học thạc sĩ và tiến sĩ về quản trị trường học, quản lý giáo dục.
1.4. Vị trí công tác có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
- Chuyên viên quản trị giáo dục trong các cơ sở giáo dục (trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học) và các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo);
- Chuyên viên quản trị giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên – dạy nghề - hướng nghiệp (Trung tâm giáo dục thường xuyên - dạy nghề - hướng nghiệp cấp tỉnh, huyện, quận); cơ sở giáo dục cộng đồng (Trung tâm học tập cộng đồng); các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, các tổ chức giáo dục ngoài công lập, các tổ chức quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam,…
- Chuyên viên quản trị giáo dục trong các hoạt động liên quan đến phục vụ cho giáo dục cộng đồng.
2. Thạc sĩ chuyên ngành Tham vấn học đường
2.1. Tên chuyên ngành:
+ Tên tiếng Việt: Tham vấn học đường
+ Tên tiếng Anh: School Counseling
+ Mã số chuyên ngành: Chương trình đào tạo thí điểm
(Chuyên ngành mang tính liên ngành)
2.2. Tên văn bằng:
+ Tên tiếng Việt: Thạc sĩ chuyên ngành Tham vấn học đường
+ Tên tiếng Anh: The Degree of Master in School Counseling
Bằng do Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cấp.
2.3. Mục tiêu của chương trình là đào tạo
Đào tạo chuyên gia Tham vấn học đường (School Counseling) trình độ thạc sĩ dựa trên chuẩn của CACREP) và được tích hợp thêm kiến thức, kĩ năng của Tâm lí học đường (School Psychology), giáo dục hướng nghiệp và Công tác xã hội học đường (School Sociak Work), có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu tham vấn, tư vấn người học về sức khỏe tâm lí và những vấn đề học tập, hướng nghiệp, góp phần hình thành, phát triển đội ngũ cán bộ tham vấn học đường chuyên trách ở Việt Nam phù hợp với thực tiễn giáo dục, kinh tế - xã hội của đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế.
2.4. Vị trí công tác có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Chuyên viên phụ trách công tác tham vấn học đường trong các cơ quan quản lí nhà nước về GD&ĐT, tham mưu cho cán bộ lãnh đạo Sở, Phòng GD&ĐT, tham gia tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục có liên quan đến các lĩnh vực chuyên sâu về Tư vấn hướng nghiệp, Tâm lí học học đường và Công tác xã hội học đường ở các cấp học và các hoạt động phát triển công tác tham vấn học đường nói chung. Hoặc cán bộ quản lí, chỉ đạo các hoạt động liên quan đến tham vấn học đường trong các đoàn thể, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các cơ sở dịch vụ giáo dục.