TIN TỨC


Chương trình trao đổi, giao lưu với các trường đại học nước ngoài

1. Chương trình ASEAN trong thế giới ngày nay

Do ĐH Kyushu (Nhật Bản) đầu mối phối hợp với các ĐH ASEAN triển khai vào tháng 3 hàng năm. Đây là chương trình trao đổi 2 tuần về các vấn đề trong khu vực ASEAN và Đông Á (ASEAN+3) dành cho sinh viên.

2. Diễn đàn văn hóa thanh niên ASEAN và ASEAN+3

Do Ban Thư ký Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á (AUN) phối hợp với các ĐH thành viên ở các quốc gia luôn phiên đăng cai tổ chức.

3. Diễn đàn sinh viên Châu Á với Môi trường

Chương trình thường niên do Quỹ Môi trường AEON tài trợ, với mục tiêu nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và đa dạng sinh học cho các sinh viên từ các đại học hàng đầu châu Á.

4. Diễn đàn giáo dục AUN, ASEAN+3 và Cuộc thi hùng biện Sinh viên

Do Ban Thư ký Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á (AUN) phối hợp với các ĐH thành viên ở các quốc gia luôn phiên đăng cai tổ chức.

5. Diễn đàn Thủ lĩnh sinh viên ASEAN và Cuộc họp Mạng lưới AUN về Công tác Sinh viên

Do Ban Thư ký Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á (AUN) phối hợp với các ĐH thành viên ở các quốc gia luôn phiên đăng cai tổ chức.

6. Khóa đào tạo trao đổi văn hóa cho sinh viên AUN, …

7. Diễn đàn Sinh viên Châu Á (Global Partnership of Asian Colleges – GPAC)

GPAC là một diễn đàn quốc tế được tổ chức hàng năm với sự tham gia của sinh viên các trường đại học nổi tiếng châu Á, khởi xướng bởi Giáo sư Min Sang Kee, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc gia Seoul - Hàn Quốc và Giáo sư Haruo Shimada, hiện là Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại Chiba - Nhật Bản. GPAC diễn ra thường niên lần lượt tại các quốc gia châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Năm 2010, Trường ĐHKT lần đầu tiên đăng cai tổ chức GPAC với sự tham gia của các giáo sư và khoảng 150 sinh viên đến từ các trường đại học nổi tiếng châu Á như Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc); Đại học Keio, Đại học Thương mại Chiba (Nhật Bản); Đại học Quốc gia Chengchi (Đài Loan)... GPAC là cơ hội cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật; thảo luận về các vấn đề kinh tế châu Á và thế giới; chia sẻ các vấn đề văn hóa - xã hội của mỗi nước; hiểu biết sâu sắc những vấn đề chung mang tính toàn cầu; đồng thời được nâng cao các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, tổ chức… Sinh viên Trường ĐHKT đã tham gia GPAC các năm: năm 2009 tại Nhật Bản, năm 2010 tại Việt Nam, năm 2011 tại Đài Loan, năm 2012 tại Hàn Quốc, năm 2013 tại Nhật Bản. Năm 2014, Trường ĐHKT tiếp tục đăng cai tổ chức GPAC lần thứ hai với sự tham gia của hơn 100 sinh viên và giảng viên đến từ 7 trường đại học trong khu vực, gồm: Đại học Thương mại Chiba, Đại học Meio, Đại học Keio, Đại học Waseda (Nhật Bản), Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Đại học Quốc gia Chengchi (Đài Loan), Đại học Nghiên cứu quản lý Israrel (Israel). Năm 2015 và 2016, giảng viên và nhóm sinh viên của Trường tiếp tục tham gia diễn đàn được tổ chức tại Đài Loan, Hàn Quốc. Năm 2018, Diễn đàn được tổ chức tại Đại học Thương mại Chiba, Nhật Bản. Năm 2019, Trường Đại học Kinh tế đăng cai tổ chức GPAC lần thứ ba.

8. Chương trình giao lưu nghệ thuật tại Đại học Quốc gia Malaysia (UKM Asian Art Festival)

Chương trình được Đại học Quốc gia Malaysia tổ chức nhằm tăng cường tình hữu nghị và sự hợp tác giữa các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Trường ĐHKT. Vào cuối tháng 11 hàng năm, 5-10 sinh viên Trường ĐHKT được tuyển chọn sang Malaysia giao lưu văn hóa nghệ thuật. Sinh viên tham dự tự túc vé máy bay. Trường Đại học Quốc gia Malaysia đài thọ các chi phí ăn, ở, sinh hoạt phí và tham quan Malaysia. Từ năm 2011 đến nay, Trường ĐHKT đều cử 9-10 sinh viên tham dự Chương trình với những tiết mục đặc sắc, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.

  1. Chương trình trao đổi sinh viên với Đại học Waseda, Nhật Bản

Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Đại học Waseda và Trường ĐHKT. Hàng năm, Đại học Waseda cử 10-15 sinh viên sang học hỏi, trao đổi tại Trường ĐHKT. Ngoài các chương trình trao đổi nghiên cứu và giao lưu học thuật, sinh viên Nhật Bản còn có cơ hội tham quan, khám phá những nét văn hóa, đất nước và con người Việt Nam thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ.

10. Chương trình thực tập thực tế, tham quan doanh nghiệp tại Đại học Quốc gia Yokohama, Nhật Bản

Sinh viên Trường ĐHKT có cơ hội tham gia chương trình thực tập thực tế và tham quan doanh nghiệp tại ĐHQG Yokohama, Nhật Bản trong 10 ngày và được cấp chứng chỉ tham dự chương trình. Bên cạnh các buổi học chuyên đề tại ĐHQG Yokohama, Sinh viên được trải nghiệm thực tế tại các nhà máy lớn ở Yokohama và Tokyo như nhà máy sản xuất động cơ Nissan, nhà máy bia Kirin, nhà máy dầu ăn Nisshin Oillio, Toyota Mega Web, Trung tâm Ariake Panasonic. Tất cả chi phí tham dự tại Nhật Bản được phía đối tác đài thọ.

11. Chương trình nghiên cứu chuyên sâu về doanh nghiệp xã hội (Scaling social enterprises in Vietnam) với sinh viên Trường Đại học Sydney, Úc

Scaling Social Enterpries là chương trình nghiên cứu về doanh nghiệp xã hội, nằm trong sự hợp tác giữa hai trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và Đại học Sydney, Úc. Đây là chương trình được tổ chức thường niên tại Việt Nam. Sinh viên Đại học Sydney, với sự hỗ trợ của sinh viên Trường Đại học Kinh tế sẽ tham gia tìm hiểu, nghiên cứu nhằm đưa ra các tư vấn giải pháp giúp các doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam giải quyết những vấn đề khó khăn, nâng cao hiệu quả về kinh doanh và xã hội, lan tỏa tác động với cộng đồng nhiều hơn. Tham gia chương trình, sinh viên có cơ hội được tiếp cận những thông tin về doanh nghiệp xã hội, môi trường khởi nghiệp và văn hóa kinh doanh tại Việt Nam từ các học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia tư vấn, các tổ chức hỗ trợ và đầu tư tạo tác động xã hội.

  1. Chương trình thực tập thực tế tại Hiroshima, Nhật Bản

Năm 2018, Trường Kinh doanh Hiroshima tiếp nhận sinh viên trường Đại học Kinh tế tham dự chương trình thực tập thực tế trong 10 ngày tại Nhật Bản. Sinh viên được sắp xếp thăm quan, thực tập, làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản, được trang bị các kiến thức, học hỏi về môi trường làm việc, phong cách làm việc của con người Nhật Bản cũng như giao lưu văn hoá, lịch sử. Sinh viên được tài trợ toàn bộ chi phí khi tham gia chương trình.

13. Tuần lễ giao lưu Thể thao, Văn hóa cho sinh viên ĐH Đông Nam Á và Nam Á tại Côn Minh, Trung Quốc (The South and Southeast Asia College Student Culture and Sports Week – Kunming)

Tuần lễ giao lưu Thể thao, Văn hóa cho sinh viên ĐH Đông Nam Á và Nam Á được tổ chức hàng năm tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh, Trung Quốc. Tham gia chương trình, sinh viên thành lập đội bóng đá, bóng chuyền (bao gồm cả đội nam và đội nữ), đội văn nghệ và cổ vũ, sang trường bạn thi đấu và giao lưu. Các trường tham dự ngoài phía Việt Nam, Trung Quốc còn có các đội đến từ Singapore, Malaysia, Lào, Myanmar, Thái Lan. Giải thưởng vô địch lên tới 3 vạn Nhân dân tệ. Bên cạnh lịch trình thi đấu thể thao, sinh viên các đoàn được tham quan danh lam thắng cảnh và giao lưu văn hóa, văn nghệ với các đội bạn, cũng như trải nghiệm 10 ngày trong khu campus tuyệt đẹp của thành phố mùa xuân.