Đề án tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế


Đề án tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐỀ ÁN TUYỂN SINH NĂM 2019

 

1. Thông tin chung về trường 
1.1. Tên trường, sứ mệnh, địa chỉ các trụ sở  và địa chỉ trang web
Tên Trường: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).
Địa chỉ: Nhà E4, số 144 đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024.37547506 (máy lẻ 666, 888)
Hotline: 0913 486 773
Hotline Chương trình BSBA-TROY: 0986 442 868
Email: tuyensinhdaihoc_dhkt@vnu.edu.vn
Website: www.tuyensinhdaihoc.ueb.edu.vn; www.ueb.edu.vn
Facebook: www.facebook.com/ueb.edu.vn
Trường Đại học Kinh tế có sứ mệnh cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển chất lượng, hiệu quả và bền vững của Việt Nam; nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội; tạo môi trường thuận lợi để sáng tạo, nuôi dưỡng, phát triển tài năng trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh hiện đại.
1.2. Quy mô đào tạo

 

 

 

Khối ngành/ Nhóm ngành*

Quy mô hiện tại

 

 

NCS

 

Học viên CH

ĐH

CĐSP

TCSP

GD

chính

quy

 

GD

TX

GD chính quy

GD

TX

GD chính quy

GD

TX

Khối ngành III

67

487

1195

 

 

 

 

 

Khối ngành VII

57

384

1392

 

 

 

 

 

Tổng

124

871

2587

 

 

 

 

 

1.3. Thông tin về tuyển sinh chính quy của 2 năm gần nhất
1.3.1. Phương thức tuyển sinh của 2 năm gần nhất 

Trong năm tuyển sinh 2017, Trường ĐH Kinh tế xét tuyển dựa trên: (1) Kết quả thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia theo tổ hợp các môn/bài thi tương ứng; (2) Kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) còn hạn sử dụng do ĐHQGHN tổ chức; (3) Chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; sau đây gọi tắt là chứng chỉ A-Level).
Trong năm tuyển sinh 2018, Trường ĐH Kinh tế xét tuyển dựa trên: (1) Kết quả thi THPT quốc gia theo tổ hợp các môn/bài thi tương ứng; (2) Kết quả thi đánh giá năng lực còn hạn sử dụng do ĐHQGHN tổ chức; (3) Chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK, gọi tắt là chứng chỉ A-Level); (4) Kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ). 
1.3.2. Điểm trúng tuyển của 2 năm gần nhất (lấy từ kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia)
Điểm trúng tuyển năm 2017 và năm 2018 cụ thể như sau:

Khối ngành/ Ngành

Năm tuyển sinh 2017

(Kết quả thi THPT)

Năm tuyển sinh 2018

(Kết quả thi THPT)

Chỉ tiêu

Số trúng tuyển

Điểm trúng tuyển

Chỉ tiêu

Số trúng tuyển

Điểm trúng tuyển

Ghi chú

Khối ngành III

370

315

 

390

486

 

 

Ngành Quản trị kinh doanh

80

80

25.5

 

 

 

 

Ngành Quản trị kinh doanh CLC (TT23)

70

54

17

150

204

26.55

Điểm môn Tiếng Anh nhân hệ số 2

Ngành Tài chính - Ngân hàng

70

65

24.75

 

 

 

 

Ngành Tài chính - Ngân hàng CLC (TT23)

60

26

17

120

139

25.58

Điểm môn Tiếng Anh nhân hệ số 2

Ngành Kế toán

90

90

25.5

 

 

 

 

Ngành Kế toán CLC (TT23)

 

 

 

120

143

25.45

Điểm môn Tiếng Anh nhân hệ số 2

Khối ngành VII

310

398

 

560

656

 

 

Ngành Kinh tế

80

101

25

180

193

22.35

 

Ngành Kinh tế phát triển

80

85

24

180

183

21.70

 

Ngành Kinh tế quốc tế

80

121

26

 

 

 

 

Ngành Kinh tế quốc tế CLC (TT23)

70

91

17

200

280

27.05

Điểm môn Tiếng Anh nhân hệ số 2

Tổng

680

713

 

950

1142

 

 

2. Các thông tin của năm tuyển sinh
2.1. Đối tượng tuyển sinh

- Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp (gọi chung là tốt nghiệp trung học).
Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT).
- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.
- Không trong thời gian bị kỷ luật theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
2.2. Phạm vi tuyển sinh
Trường ĐH Kinh tế tuyển sinh các thí sinh trên phạm vi cả nước.
2.3. Phương thức xét tuyển
2.3.1. Phương thức xét tuyển hệ đại học chính quy

TT

Phương thức xét tuyển

Ghi chú

1

Xét tuyển kết quả bài thi THPT quốc gia năm 2019

Chi tiết tại mục 2.5.1, 2.6.1, 2.6.2

2

Xét tuyển Chứng chỉ A-Level

Chi tiết tại

 mục 2.5.2

3

Xét tuyển kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT 

Chi tiết tại

 mục 2.5.3

4

Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế

Chi tiết tại

mục 2.5.4

5

Xét tuyển thẳng thí sinh tham gia đội tuyển thi quốc tế, đạt giải quốc gia

Chi tiết tại

mục 2.8.1

6

Xét tuyển thẳng và xét tuyển học sinh THPT chuyên

Chi tiết tại

mục 2.8.2

7

Xét tuyển diện ưu tiên xét tuyển

Chi tiết tại

mục 2.8.3

8

Xét tuyển học sinh hoàn thành chương trình dự bị đại học

Chi tiết tại

 mục 2.8.4

9

Xét tuyển thí sinh thuộc các huyện nghèo và dân tộc rất ít người

Chi tiết tại

 mục 2.8.5

2.3.2. Phương thức xét tuyển chương trình liên kết quốc tế

TT

Phương thức xét tuyển

Chỉ tiêu

Ghi chú

1

Xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh liên kết quốc tế do Đại học Troy (Hoa Kỳ) cấp bằng

90

Chi tiết tại

 mục 2.5.5

2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh 
2.4.1. Chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy

    Tổng chỉ tiêu hệ đại học chính quy: 1200

TT

Tên ngành

Mã xét tuyển

Chỉ tiêu

Tổ hợp xét tuyển 1

Tổ hợp xét tuyển 2

Tổ hợp xét tuyển 3

Tổ hợp xét tuyển 4

Ghi chú

Theo kết quả thi THPT

Theo phương thức khác

I

Khối ngành III

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Quản trị kinh doanh

QHE40

162

18

A01

D01

D09

D10

 Điểm môn Tiếng Anh đạt từ 4.0/10.0 trở lên và nhân hệ số 2

2

Tài chính -

Ngân hàng

QHE41

130

14

3

Kế toán

QHE42

130

14

II

Khối ngành VII

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Kinh tế phát triển

QHE01

221

25

A00

A01

D01

C04

 

2

Kinh tế quốc tế

QHE43

216

24

A01

D01

D09

D10

Điểm môn Tiếng Anh đạt từ 4.0/10.0 trở lên và nhân hệ số 2

3

Kinh tế

QHE44

221

25

 

Tổng

1080

120

 

 

 

 

 

***Lưu ý: 
- Tổ hợp xét tuyển: 
A00 (Toán, Vật lý, Hóa học).
A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh).
D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh).
D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh).
D10 (Toán, Địa lý, Tiếng Anh).
C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lý).
- Các ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Kinh tế quốc tế, Kinh tế tuyển sinh các chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23/2014-TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.
- Ngành Kinh tế phát triển tuyển sinh các chương trình đào tạo chuẩn.

2.4.2. Chỉ tiêu ngành Quản trị kinh doanh liên kết quốc tế do Đại học Troy (Hoa Kỳ) cấp bằng: 90
2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT)
2.5.1. Xét tuyển dựa trên kết quả THPT quốc gia năm 2019

Trường Đại học Kinh tế thông báo điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học năm 2019 như sau:

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn xét tuyển): 16.00 điểm (bao gồm tổng điểm các môn thi theo tổ hợp xét tuyển tính hệ số 1, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực).

- Điểm xét tuyển tính theo thang điểm đã được công bố tại Đề án tuyển sinh đại học năm 2019 của Nhà trường, trong đó:

+ Chương đào tạo chất lượng cao theo Thông tư 23/TT-BGDĐT (mã xét tuyển QHE40, QHE41, QHE42, QHE43, QHE44): điểm môn Tiếng Anh đạt từ 4.0/10.0 trở lên và nhân hệ số 2.

+ Chương trình liên kết quốc tế (mã xét tuyển QHE80): điểm môn Tiếng Anh đạt từ 6.0/10.0 trở lên và nhân hệ số 2.

Trong đó, đối với các ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Kinh tế quốc tế, Kinh tế: điểm môn Tiếng Anh nhân hệ số 2 và đạt điểm tối thiểu từ 4.0 trở lên.

Khung điểm ưu tiên đối tượng và khu vực theo quy định Điều 7 của Quy chế tuyển sinh (ban hành theo Thông tư 07/2018/TT-BGD ĐT ngày 01 tháng 03 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Đối với các ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Kinh tế quốc tế, Kinh tế: điểm ưu tiên đối tượng và khu vực sẽ được chia 3 nhân 4.
2.5.2.  Xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế A-Level 
Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level (Chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK)) để tổ hợp 3 môn thi (trong đó có môn Toán). Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60) (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.
2.5.3. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ)
Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển). Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi. Thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT.
2.5.4. Xét tuyển dựa trên chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc TOEFL PBT từ 513 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 65 trở lên (theo bảng quy đổi dưới đây) (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển) và có tổng điểm 2 môn thi THPT còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 12 điểm trở lên (chỉ xét tuyển tổ hợp có môn thi tiếng Anh).
***Lưu ý: 
Đối với các mục 2.5.2; 2.5.3 và 2.5.4:  Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Nhà trường xét tuyển theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu phân bổ từng ngành.

Bảng quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sang thang điểm 10

STT

Trình độ Tiếng Anh

Quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo thang điểm 10

IELTS

TOEFL PBT

TOEFL iBT

1

5.5

513-549

65-78

8,50

2

6.0

550-568

79-87

9,00

3

6.5

571-587

88-95

9,25

4

7.0

590-607

96-101

9,50

5

7.5

610-633

102-109

9,75

6

8.0-9.0

637-677

110-120

10,00

2.5.5. Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh liên kết quốc tế do Đại học Troy (Hoa Kỳ) cấp bằng

STT

Mã xét tuyển

Tên ngành (tiếng Việt)

Tên ngành (tiếng Anh)

1

QHE80

Quản trị kinh doanh

Business Administration

Tên văn bằng: Bachelor of Science in Business Administration, viết tắt là BSBA-TROY)
Chỉ tiêu tuyển sinh: 90 chỉ tiêu
Trường Đại học Kinh tế xét tuyển theo các phương thức sau:
2.5.5.1. Phương thức 1: Xét kết quả học bạ THPT
Chỉ tiêu: 45 
Thí sinh tốt nghiệp THPT và đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:  
a) Điều kiện 1: Điểm trung bình chung các năm học ở bậc THPT đạt tối thiểu 6.0 theo thang điểm 10 (hoặc 2.0 theo thang điểm 4).
b) Điều kiện 2: Tổng điểm trung bình chung các môn học cả năm lớp 12, bậc THPT của 1 trong 4 tổ hợp Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01); Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01); Toán, Hóa học, Tiếng Anh (D07); Toán, Sinh vật, Tiếng Anh (D08) đạt 18.0 trở lên.
c) Điều kiện 3: Tiếng Anh 
•    Tuyển thẳng: Thí sinh có 1 trong các chứng chỉ tiếng Anh (còn thời hạn tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh) với kết quả đạt tối thiểu như sau: IELTS 5.5, TOEFL iBT 61; B2 theo Khung tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương (TOEIC 600; Bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ  6 bậc dành cho người Việt Nam...).
•    Xét tuyển: Thí sinh có điểm thi môn Tiếng Anh tại kỳ thi THPTQG đạt tối thiểu 6.0/10 hoặc điểm trung bình trung môn Tiếng Anh (học kỳ 1 hoặc học kỳ 2) lớp 12 đạt 7.0/10 trở lên. Thí sinh sẽ được kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh để xếp lớp học tiếng Anh và luyện thi lấy chứng chỉ IELTS đạt trình độ theo yêu cầu. 
2.5.5.2. Phương thức 2 - Xét kết quả thi THPT Quốc Gia năm 2019
Chỉ tiêu: 45 
a)    Tổ hợp xét tuyển: 
Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01); Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01); Toán, Hóa học, Tiếng Anh (D07); Toán, Sinh học, Tiếng Anh (D08) (các tổ hợp này điểm môn Tiếng Anh nhân hệ số 2 và không có điểm liệt với các môn thi này). 
b) Ngoài kết quả tổ hợp xét tuyển trên, thí sinh đáp ứng đủ 02 tiêu chí sau: 
Tiêu chí 1: Điểm trung bình chung các năm học ở bậc THPT đạt tối thiểu 6.0 theo thang điểm 10 (hoặc 2.0 theo thang điểm 4).
Tiêu chí 2: Tiếng Anh 
    Tuyển thẳng: Thí sinh có 1 trong các chứng chỉ tiếng Anh (còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh) với kết quả đạt tối thiểu như sau: IELTS 5.5, TOEFL iBT 61; B2 theo Khung tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương (TOEIC 600; Bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ  6 bậc dành cho người Việt Nam...).
    Xét tuyển: Thí sinh có điểm thi môn Tiếng Anh tại kỳ thi THPTQG đạt tối thiểu 6.0/10 hoặc điểm trung bình trung môn Tiếng Anh (học kỳ 1 hoặc học kỳ 2) lớp 12 đạt 7.0/10 trở lên. Thí sinh sẽ được kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh để xếp lớp học tiếng Anh và luyện thi lấy chứng chỉ IELTS đạt trình độ theo yêu cầu. 
***Lưu ý: 
(1) Thí sinh có chứng chỉ TOEIC; chứng chỉ B2 hoặc tương đương do các trường đại học trong nước cấp phải nộp được chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đạt tối thiểu IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 61 trước khi đăng ký học môn do Đại học Troy đảm nhiệm (trừ các trường hợp có chứng chỉ quốc tế A-Level; ACT hoặc SAT với các kết quả như nêu ở ‘Phương thức xét tuyển khác’ dưới đây). 
(2) Thí sinh là người Việt Nam có bằng Tốt nghiệp THPT do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp được xét tuyển vào học khi văn bằng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
2.5.5.3. Phương thức xét tuyển khác
 Thí sinh đã tốt nghiệp THPT có một trong các chứng chỉ quốc tế sau được xét tuyển thẳng vào chương trình và không phải nộp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: 
a) Chứng chỉ A-Level do Hội đồng Khảo thí Quốc tế Cambridge cấp với kết quả 3 môn học theo các khối xét tuyển tương ứng (các môn: Toán - Lý - Hóa - Sinh - Tiếng Anh....) đạt điểm C trở lên.
b) Chứng chỉ ACT đạt tối thiểu 20, trong đó điểm thành phần Tiếng Anh tối thiểu là 18.
c) Chứng chỉ SAT đạt tối thiểu 1050, trong đó điểm ĐỌC và VIẾT không dưới 480.
2.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường 
2.6.1. Mã trường: QHE
2.6.2. Nguyên tắc xét tuyển:
a) Trường hợp thí sinh xét tuyển theo các phương thức khác nhập học ít hơn chỉ tiêu được duyệt, chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia.
b) Không quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển.
c) Tiêu chí phụ:
- Tiêu chí phụ 1: Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách, Trường Đại học Kinh tế xét trúng tuyển căn cứ theo điểm từ cao xuống thấp của môn thi Toán.
- Tiêu chí phụ 2: Theo thứ tự nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào Trường
2.6.2. Lợi ích đặc thù của Chương trình đào tạo chất lượng cao 
Ngoài lợi ích chung, sinh viên sẽ có thêm các lợi ích sau:
- Cơ hội được nhận học bổng hàng kỳ lên tới 17.500.000 đồng.
- Được ưu tiên tham gia các chương trình trao đổi, giao lưu quốc tế và được hỗ trợ kinh phí.
- Được học tập tại các giảng đường đạt chuẩn quốc tế.
2.7. Tổ chức tuyển sinh
2.7.1. Thời gian, hình thức đăng ký xét tuyển (ĐKXT): 
- Thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia 2019: Thí sinh nộp phiếu ĐKXT, hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia, lệ phí ĐKXT theo quy định của Bộ GD&ĐT và theo quy định của Sở GD&ĐT.
- Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-level, kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Nộp hồ sơ ĐKXT theo kế hoạch của ĐHQGHN và Trường ĐH Kinh tế.
- Thí sinh thuộc diện ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng: Nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN.
- Đối với Chương trình BSBA-TROY: Thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia 2019 (ĐKXT đợt bổ sung nếu có); sử dụng kết quả học bạ THPT hoặc Chứng chỉ A-Level, SAT, ACT thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo quy định tại Văn phòng Tuyển sinh Quốc tế - Phòng 509, Nhà E4, Trường Đại học Kinh tế.
2.7.2. Quy trình xét tuyển: 
Thực hiện theo đúng quy chế, hướng dẫn công tác tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN.
2.8. Chính sách ưu tiên 
Chính sách ưu tiên theo đối tượng, theo khu vực, các đối tượng được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thực hiện theo Quy chế tuyển sinh, Hướng dẫn tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN.
2.8.1. Xét tuyển thẳng thí sinh tham gia đội tuyển thi quốc tế, đạt giải quốc gia
a) Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế (môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo quy định tại đề án) đã tốt nghiệp THPT.
b) Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế (có nội dung đề tài được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo quy định tại đề án) đã tốt nghiệp THPT.
c) Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng theo ngành phù hợp với môn thi đạt giải (môn thi đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo quy định tại đề án).
d) Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng theo ngành phù hợp nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đạt giải (được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo quy định tại đề án).
2.8.2. Xét tuyển thẳng và xét tuyển học sinh THPT chuyên
Thí sinh là học sinh THPT chuyên thuộc ĐHQGHN và học sinh một số trường THPT chuyên không thuộc ĐHQGHN (có trong danh sách các trường THPT chuyên được Trường Đại học Kinh tế dành chỉ tiêu xét tuyển thẳng và xét tuyển) được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào Trường Đại học Kinh tế phải đỗ tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau: 
a) Là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic quốc tế (môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo quy định tại đề án) hoặc các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế (có nội dung đề tài được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo quy định tại đề án);
b) Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng theo ngành phù hợp với môn thi đạt giải (môn thi đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo quy định tại đề án) hoặc thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng theo ngành phù hợp nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đạt giải (được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo quy định tại đề án).
c) Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN (môn thi đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo quy định tại đề án); 
d) Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm (môn thi đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo quy định tại đề án); 
e) Là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo quy định tại đề án) hoặc các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia (có nội dung đề tài được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo quy định tại đề án);
f) Đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT và có tổng điểm 4  bài thi/môn thi tốt nghiệp THPT (trong đó có môn Toán) đạt tối thiểu 28,0 điểm và không có điểm bài thi/môn thi nào dưới 5,0 điểm.
2.8.3. Ưu tiên xét tuyển
Thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển vào Trường Đại học Kinh tế nếu đạt ngưỡng đảm bảo đầu vào ngành đào tạo tuyển sinh trong năm.
Ngoài ra, Trường Đại học Kinh tế ưu tiên xét tuyển thí sinh đạt học lực loại giỏi trong 03 năm học bậc THPT, đỗ tốt nghiệp THPT, có kết quả thi THPT quốc gia đáp ứng tiêu chí  đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường Đại học Kinh tế và đáp ứng một trong các tiêu chí sau: Đạt giải giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc thành phố tương đương cấp tỉnh hoặc cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (môn thi đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo quy định tại đề án).
2.8.4. Xét tuyển học sinh dự bị đại học
Học sinh thuộc các trường dự bị đại học được xét tuyển vào Trường Đại học Kinh tế khi đáp ứng các tiêu chí: (1) xếp loại rèn luyện cả năm học dự bị đại học đạt loại khá trở lên, (2) điểm tổng kết cuối năm các môn học chính khóa đạt từ 5.0 trở lên, (3) có kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 thuộc một trong các tổ hợp xét tuyển sau: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01); Toán, Vật lý, Hóa (A00); Ngữ văn, Toán, Địa lý (C04); Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01).
2.8.5. Xét tuyển tuyển thí sinh thuộc các huyện nghèo và dân tộc rất ít người
 Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/ 02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;
Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Điều kiện: Thí sinh đạt học lực các năm học lớp 10, 11 và 12 loại giỏi.
2.9. Lệ phí xét tuyển
Theo quy định của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN.
2.10. Học phí dự kiến với sinh viên và lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm 
- Chương trình đào tạo chất lượng cao:
Mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2019: 
3.500.000 đồng/tháng, tương ứng 35.000.000 đồng/năm.
- Chương trình đào tạo chuẩn:
Mức học phí năm học 2019-2020 là 890.000đ/tháng, tương ứng 8.900.000 đồng/năm. Các năm tiếp theo thực hiện theo quy định của nhà nước.
- Chương trình cử nhân Quản trị kinh doanh liên kết với Đại học Troy, Hoa Kỳ, do Đại học Troy cấp bằng:
Mức học phí 280.000.000 đồng/ Khóa (11.979 USD/khóa áp dụng năm tuyển sinh 2019).
2.11. Thông tin trực hỗ trợ để giải đáp thắc mắc trong quá trình đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển đại học 
Email: tuyensinhdaihoc_dhkt@vnu.edu.vn
Website: www.tuyensinhdaihoc.ueb.edu.vn; www.ueb.edu.vn
Facebook: www.facebook.com/ueb.edu.vn

TT

Họ và tên

Chức danh

Chức vụ

Điện thoại

Email

Ghi chú

1

Lê Khánh Cường

Thạc sĩ

Chuyên viên Phòng Tuyển sinh

024.37547506 (máy lẻ 655)

cuonglk@vnu.edu.vn

Đại học chính quy

2

Nguyễn Thùy Linh

Thạc sĩ

024.37547506 (máy lẻ 666)

0913 486 773

thuylinh_dhkt@vnu.edu.vn

3

Đinh Thị Thúy Hòa

Thạc sĩ

Chuyên viên Phòng Đào tạo

024.37547506 (máy lẻ 305)

hoa_dtt@vnu.edu.vn

Đại học chính quy

4

Thái Thị Minh

Thạc sĩ

Phó Phòng Tuyển sinh - Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế

024.37547506 (máy lẻ 508)

0986 442 868

ttminh@vnu.edu.vn

Liên kết quốc tế (BSBA-TROY)

3. Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt bổ sung trong năm
Trường Đại học Kinh tế tuyển sinh đợt bổ sung trong năm (nếu có) theo hướng dẫn tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, của ĐHQGHN và căn cứ tình hình thực tế thí sinh nhập học đợt 1 năm 2019.

4. Thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng     
4.1.  Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu
4.1.1. Thống kê diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá

- Tổng diện tích sở hữu riêng Trường Đại học Kinh tế là: 8444 m2
- Diện tích sàn xây dựng trên một sinh viên chính quy: 8.72 m2/sinh viên
- Ký túc xá dành cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế (dùng chung với ĐHQGHN): với tổng số phòng là: 150 phòng, diện tích: 4.500 m2
- Thư viện, trung tâm học liệu (dùng chung với ĐHQGHN): 7.033 m2
- Phòng thí nghiêm, phòng thực hành, nhà tập đa năng, xưởng thực tập (dùng chung với ĐHQGHN): 3.801 m2
- Tổng diện tích: 23.778 m2 (bao gồm cả diện tích dùng chung CSVC với ĐHQGHN).

4.1.2. Thống kê các phòng thực hành, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị

TT

Tên

Danh mục trang thiết bị chính

1

Phòng thực hành máy tính: 01 phòng  (thuộc quản lý của Trường Đại học Kinh tế)

01 máy chủ, 30 máy trạm, máy chiếu, màn chiếu, hệ thống âm thanh, điều hòa, wifi ...

2

Phòng thực hành máy tính (sử dụng chung CSVC với ĐHQGHN)

83 phòng

4.1.3. Thống kê phòng học

TT

Loại phòng

Số lượng

1

Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ

 

1.1

Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ thuộc sở hữu của trường Đại học Kinh tế (P.801)

01

1.2

Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ dùng chung với Đại học Quốc gia Hà Nội (Hội trường Nguyễn Văn Đạo)

01

2

Phòng học từ 100 - 200 chỗ

0

3

Phòng học từ 50 - 100 chỗ

(Việt Úc, E4, CSS)

29

4

Số phòng học dưới 50 chỗ

0

5

Số phòng học đa phương tiện

(P.406, P. 505, P.506, P.507, P.508, P.510, P.511, P.801)

8

4.1.4. Thống kê về học liệu (giáo trình, học liệu, tài liệu, sách tham khảo, tạp chí, kể cả e-book, cơ sở dữ liệu điện tử) trong thư viện

TT

Nhóm ngành đào tạo

Số lượng

1

Khối ngành III

- Sách và giáo trình: 14281 cuốn, 351 tên

- Sách tham khảo: 21194 cuốn, 8620 tên

- Luận án, luận văn: 4549 cuốn, 4549 tên

2

Khối ngành VII

- Sách và giáo trình: 8606 cuốn, 238 tên

- Sách tham khảo: 13101 cuốn, 5204 tên

- Luận án, luận văn: 3448 cuốn, 3448 tên

* Tài liệu số (gồm khối ngành III và khối ngành VII):
- Tài liệu số nội sinh: 8154
- Tài liệu số ngoại sinh:  226

4.2. Số lượng giảng viên cơ hữu

TT

Khối ngành

GS.TS/

GS.TSKH

PGS.TS/

PGS.TSKH

TS/TSKH

ThS

ĐH

1

Khối ngành III

0

10

26

13

0

2

Khối ngành VII

1

18

30

12

0

 

Tổng số GV toàn trường

1

28

56

25

0

Danh sách xem tại Phụ lục 1.1

4.3. Số lượng giảng viên thỉnh giảng

TT

Khối ngành

GS.TS/

GS.TSKH

PGS.TS/

PGS.TSKH

TS/TSKH

ThS

ĐH

1

Khối ngành III

2

5

15

13

0

2

Khối ngành VII

1

3

10

12

0

 

Tổng số GV toàn trường

3

8

25

25

0

Danh sách xem tại Phụ lục 1.2

5. Tình hình việc làm (thống cho 2 khóa tốt nghiệp gần nhất)

Nhóm ngành

Chỉ tiêu Tuyển sinh

Số SV trúng tuyển nhập học

Số SV tốt nghiệp

Trong đó số SV tốt nghiệp đã có việc làm sau 12 tháng

ĐH

ĐH

ĐH

ĐH

Năm

2012

2013

2012

2013

2016

2017

Tốt nghiệp năm 2016

Tốt nghiệp năm 2017

Khối ngành III

220

211

216

216

172

155

90%

97.3%

Khối ngành VII

210

210

223

231

166

171

79%

98.3%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Tổng nguồn thu hợp pháp/năm và chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm: 
- Tổng nguồn thu hợp pháp đào tạo đại học năm 2018: 84.621 triệu đồng, trong đó: Nguồn thu từ ngân sách cấp: 33.545 triệu đồng; thu từ học phí: 51.001 triệu đồng; thu lệ phí và nguồn thu khác: 75 triệu đồng.
- Chi phí đào tạo trung bình/sinh viên/năm: 23 triệu đồng.

    Ngày       tháng       năm 2019
                HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê